Kiến thức của chúng tôi – Giá trị thực của bạn!

loaihinhnao

Sở hữu doanh nghiệp có thể mang hình thức công ty TNHH, công ty hợp doanh hoặc công ty cổ phần. Mỗi cơ cấu đều có các thuận lợi và bất lợi và phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo các đặc điểm của chúng tương thích với hoạt động kinh doanh của bạn.

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

   Cách đơn giản nhất để khởi đầu một doanh nghiệp là tự khai báo bạn là người chủ công ty TNHH MTV. Với tư cách này, một cá nhân sẽ tiến hành kinh doanh khi chọn bất kỳ mọi ngành nghề cho thực thể doanh nghiệp. Chủ sở hữu hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả các giao dịch kinh doanh trên số vốn góp.

Những thuận lợi của công ty TNHH MTV

   Chủ công ty TNHH MTV có quyền và trách nhiệm kiểm soát toàn bộ đối với doanh nghiệp. Anh ta có quyền đối với tất cả lợi nhuận và chịu trách nhiệm các khoản lỗ. Trong giai đoạn thành lập, thường có những ưu đãi về thuế tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Ít có chi phí hoặc chi tiết hành chính trong hình thức công ty TNHH MTV. Cũng không có những tranh cãi với những thanh viên hùn vốn về những vấn đề, giúp đẩy nhanh quá trình ra quyết định.

Những bất lợi của công ty TNHH MTV

   Chỉ có một mình có nghĩa là phải hoạt động bằng kinh nghiệm và tiền túi của một cá nhân. Doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào hiểu biết và kinh nghiệm của một người, thay vì nhiều người, trong việc ra quyết định. Tiền đề khởi đầu doanh nghiệp cũng chỉ xuất phát từ một nguồn. Tài sản thế chấp để vay tiền sẽ phụ thuộc vào tài sản của cá nhân đã góp vốn. Vì doanh nghiệp phụ thuộc vào nỗ lực và tài sản của một người nên nó sẽ ngừng hoạt động khi người đó chết hoặc mất khả năng.

   Việc bản thân người chủ sơ hữu duy nhất phải chịu trách nhiệm về bất kỳ giao dịch kinh doanh bất lợi nào là điều quan tâm lớn. Trong trường hợp doanh nghiệp thất bại hoặc bị thưa kiện thì cá nhân đó phải chịu rủi ro lớn.

 LOAIHINHDN Công Ty Hợp Doanh

 Công ty hợp doanh nói chung được thành lập khi hai hay nhiều cá nhân tập hợp lại để tiến hành kinh doanh và chia sẻ trách nhiệm, rủi ro, lãi và lỗ phát sinh theo tỷ lệ.

Những thuận lợi của công ty hợp doanh

Hai hay nhiều bộ óc thì tốt hơn một, hai hay nhiều bảng  tổng kết tài chính cá nhân thì mạnh hơn một. Các công ty hợp doanh được thành lập để thêm vào năng lực kỹ thuật và là một cách để huy động tiền. Họ cũng có thể bảo vệ doanh nghiệp khỏi bị giải thể trong trường hợp một nhà doanh nghiệp mất khả năng hoạt động hoặc chết. Lợi tức hoặc lỗ từ công ty hợp doanh được xử lý nhằm mục đích thuế tương tự như công ty TNHH MTV, do đó có thể có một số ưu đãi thuế trong những năm đầu thành lập.

Những bất lợi của công ty hợp doanh

   Các công ty hợp doanh phải trải rộng quyền kiểm soát có thể tạo ra những khó khăn. Có thể có những bất đồng nghiêm trọng đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp. Thường các công ty hợp doanh được thành lập từ tình bạn sẽ phá hủy tình bạn cũng như doanh nghiệp. Nhà doanh nghiệp phải xem xét nghiêm túc trước khi thu nhận một thành viên hợp doanh vì quyền kiểm soát thường là một  nguồn thỏa mãn rất quan trọng đối với nhà doanh nghiệp.

   Các thành viên hợp doanh chung chịu trách nhiệm tất cả các giao dịch của doanh nghiệp và chịu rủi ro doanh nghiệp vô hạn như những người chủ trong trường hợp doanh nghiệp thất bại hay các phán quyết pháp lý bất lợi.

Các thành viên hùn vốn giới hạn

   Một thành viên hùn vốn vốn chung có thể chọn lựa việc thu nhận một thanh viên hùn vốn giới hạn. Thành viên hùn vốn giới hạn chỉ đơn thuần là một nhà đầu tư vào công ty hợp doanh. Do đó, anh ta không có tiếng nói về quản trị doanh nghiệp và không phải chịu trách nhiệm ngoài số tiền đã đầu tư và công ty hợp doanh. Một thành viên hùn vốn giới hạn không thể bị truy tố một cách cá nhân vì những hoạt động của công ty hợp doanh mà chỉ có những thành viên hùn vốn chung mới bị. Thu nhận thành viên hùn vốn giới là một phương pháp huy động vốn mà không từ bỏ quyền kiểm soát.

   Chỉ có hai lý do để xem xét sự hùn vốn là huy động vốn hoặc bổ sung kỹ năng chuyên môn mà nhà doanh nghiệp không có. Không nên thành lập công ty hơp doanh để chỉ đơn giản là chia sẻ trách nhiệm hoặc thêm  một đồng nghiệp.

cacloaihinhdoanhnghiep

Công Ty Cổ Phần

   Bằng cách cổ phần hóa doanh nghiệp của bạn, bạn sẽ tạo ra một thực thể riêng biệt với bản thân mình. Thực thể bạn tạo ra sẽ có tất cả các chức danh thương mại như bạn. Tuy nhiên, bạn trở thành một nhân viên và một cổ đông, có thể ký hợp đồng. Thực thể này chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh của nó.

Những thuận lợi của công ty cổ phần

   Vì công ty cổ phần là một thực thể riêng biệt, (những) người chủ hoặc cổ đông không chịu trách nhiệm cá nhân cho các quyết định và hoạt động của công ty. Họ được gán các trách nhiệm hữu hạn. Nếu công ty cổ phần thất bại hoặc phải chịu bất kỳ phán quyết pháp lý nào từ một vụ  kiện thì công  ty chứ không phải những người chủ sẽ chịu trách nhiệm. Người chủ chỉ có thể bị mất các quyền lợi tài chính và đầu tư của mình trong doanh nghiệp nhưng không mất tài sản cá nhân. Đây là lý dó quan trọng nhất để quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp – bảo vệ tài sản cá nhân của người chủ khỏi các phán quyết pháp lý đối với doanh nghiệp. Nó đóng vai trò một hình thức bảo hiểm. Nó không hoàn hảo 100% vì người  chủ có thể bị phát hiện đã bất cẩn về mặt cá nhân trong khi tiến hành các giao kinh doanh và có thể bị nêu tên trong một vụ kiện. Nó cũng không bảo đảm tránh các yêu cầu về thuế của lợi tức.

Những bất lợi của công ty cổ phần

   Thành lập công ty cổ phần thì tốn kém và đòi hỏi nhiều công việc giấy tờ hơn. Một doanh nghiệp nhỏ có số lượng nhà đầu tư giới hạn và một kế hoạch đầu tư đơn giản có thể tự mình đăng ký. Chi phí thực tế của việc đăng ký thành lập của một doanh nghiệp trên dưới 2 triệu và không phải là một thủ tục khó khăn. Những nhóm nhà đầu tư lớn với một kế hoạch đầu tư phức tạp hơn có thể sử dụng một luật sư để đăng ký thành lập với chi phí thường cao hơn.

   Về thủ tục hành chính khi phát sinh nghiệp vụ thì loại hình này thường phải đi đúng quy trình và các thủ tục kèm theo, thường mất nhiều thời gian hơn.

KẾT LUẬN:

Chúng ta không nên tự trói mình trong loại hình doanh nghiệp, mà hãy tự nhìn nhận mình cần những gì và loại hình đó có đáp ứng điều đó hay không.

Luật pháp Việt Nam còn nhiều lỏng lẻo và nhiêu khê trong các thủ tục. Vì thế hãy chọn cho mình loại hình dễ dàng và đơn giản nhất.

Le minh quan

 LÊ MINH QUÂN

GIÁM ĐỐC

CÔNG TY TƯ VẤN CHÍNH PHƯƠNG

 

Comments on: "Các hình thức sở hữu vốn-Đòn bẩy cho sự thành công" (8)

  1. Cảm ơn bài chia sẻ của bạn rất hay.

    Bạn cho mình hỏi: Mình thấy có nhiều công ty TNHH như ; một thành viên, hai thành viên, Cty TNHH. Vậy các công ty này khác nhau thế nào?
    CẢm ơn bạn rất nhiều.

    Kts. Dương Nguyễn Quang Hoàng.
    http://nhaphongthuy.wordpress.com/

    • Chào bạn Kts Dương Nguyễn Quang Hoàng!

      Cảm ơn câu hỏi rất thiết thực của bạn. Ở mỗi loại hình có những đặc điểm khác nhau. Tùy theo cách thức cũng như triết lý của chủ doanh nghiệp mà họ nên chọn loại hình nào. Tuy nhiên mỗi loại hình đều thể hiện các đặc điểm sau:

      1. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp:
      2. Uy tín và sức mạnh của doanh nghiệp
      3. Khả năng huy động vốn theo loại hình
      4. Rủi ro của từng loại hình
      5. Thủ tục trong từng loại hình
      6. Bộ máy quản lý hay kết cấu doanh nghiệp

      Sự khác nhau về các yếu tố trên được mình chia sẻ trong bài ” ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP”. Hoặc bạn có thể đọc qua liên kết: ttp://tuvanketoan24h.wordpress.com/2013/04/16/uu-nhuoc-diem-cua-cac-loai-hinh-doanh-nghiep/

      Chúc bạn sức khỏe và thành công!
      LÊ MINH QUÂN
      GIÁM ĐỐC
      CÔNG TY TƯ VẤN CHÍNH PHƯƠNG

  2. “Chúng ta không nên tự trói mình trong loại hình doanh nghiệp, mà hãy tự nhìn nhận mình cần những gì và loại hình đó có đáp ứng điều đó hay không. ”

    Câu kết luận của bạn thật sự rất sâu sắc và để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc.

    Cám ơn về bài chia sẻ hữu ích của bạn

    Hùng Dàn Giáo
    Giám Đốc
    Dàn Giáo Vĩnh Lợi

  3. Bài viết rất cần thiết cho những ai đang có ý định thành lập doanh nghiệp. Hình như mình không thấy nói về DN Tư nhân ?

    Bạn Quân cho mình hỏi thêm nếu mình chọn định hướng phát triển là bán công ty thì mô hình Cổ Phần có phải là phù hợp nhất phải không bạn ?

    Cảm ơn bạn.

    Hoàng Trung Quân – Quà tặng cây pha lê Cát Tường

    • Chào anh Hoàng Trung Quân!

      Trước tiên xin cảm ơn anh đã quan tâm đến bài viết của tôi. Theo xu hướng hiện nay, doanh nghiệp tư nhân không được ưu chuộng như trước nữa. Vì trong đó nó còn tồn tại những hạn chế mà người sở hữu không muốn. Tất nhiên nó cũng có những điểm mạnh riêng.
      Về phần xây dựng công ty để bán, loại hình tối ưu vẫn là công ty cổ phần. Vì loại hình này không chỉ tồn tại ở Việt Nam, mà nó cũng là mô hình của các doanh nghiệp của các nước trên thế giới.
      Tuy nhiên, điều đó cũng chưa nói là tối ưu hoàn toàn vì mình có những phương pháp khác. Để bán công ty thì yêu cầu đầu tiên và tiên quyết là công ty phải có thương hiệu. Vậy điều gì làm nên thương hiệu? Đó là tài sản hữu hình và vô hình. Hay nói cách khác là các nguồn lực. Trong đó bao gồm các yếu tố: Tên doanh nghiệp, con người (Trình độ của nguồn lực này), Văn hóa doanh nghiệp, sản phẩm, và khách hàng… Đó là những yếu tố cốt lõi.
      Nhưng để có được điều đó thì cần có thời gian. Bạn không thể xây dựng một thương hiệu mạnh trong vòng mấy tháng. Và đó cũng là điều hạn chế của loại hình của Công ty Cổ phần.

      Một lần nữa xin cảm ơn chia sẻ của bạn, Chúc bạn sức khỏe, thành đạt!

      Lê Minh Quân
      Giám đốc
      Công Ty Tư Vấn Chính Phương

  4. Chào bạn,

    Mình đồng ý với bạn : Luật pháp Việt Nam còn nhiều lỏng lẻo và nhiêu khê trong các thủ tục. Vì thế hãy chọn cho mình loại hình dễ dàng và đơn giản nhất.

    Nguyễn Thị Anh Hoa – GĐ Trung tâm phân phối hàng lưu niệm & quà tặng THANH THẢO

    • Chào chị Anh Hoa!

      Cảm ơn chị đã quan tâm và chia sẽ với mình về bài viết.
      Ở đây chúng ta sẽ xét về công ty tư nhân, nghĩa là sẽ không có phần vốn của nhà nước trong này. Vì công ty nhà nước luôn có sự quan tâm của nhà nước từ nhiều phía. Họ thường so sánh doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước như con nuôi với con đẻ mà. Vì thế mình sẽ loại ra phần yếu tố nhà nước.
      Xét về quy mô hiện nay thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường được ưu đãi nhiều so với doanh nghiệp lớn. Mỗi loại hình nó gắn liền với triết lý kinh doanh của chủ sở hữu. Để gọn nhẹ nhất hiện nay và dễ quản lý cũng như tiện lợi khi thực hiện các thủ tục khác thì có loại hình Cty TNHH hai thành viên trở lên. Đó có thể nói là loại hình trung gian giữa các loại hình doanh nghiệp.

      Các ưu và nhược điểm này được mình viết trong bài: “ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP” hoặc theo liên kết: https://tuvanketoan24h.wordpress.com/2013/04/16/uu-nhuoc-diem-cua-cac-loai-hinh-doanh-nghiep/ . Chị tham khảo thêm.

      Chúc chị luôn khỏe, Chúc hệ thống quà tặng của chị luôn phát triển!

      Lê Minh Quân
      Giám đốc
      Công Ty Tư Vấn Chính Phương

  5. Cho mình hỏi với ạ
    Phân loại hoạt động kinh doanh theo loại hình tổ chức( tính chất pháp lí) gồm gì ạ.
    Và tại sao loại hình doanh nghiệp lại được khuyến khích phát triền?
    Cảm ơn về bài chia sẻ rất hữu ích của bạn

Gửi phản hồi cho Kts. DƯƠNG NGUYỄN QUANG HOÀNG Hủy trả lời

Mây thẻ