Kiến thức của chúng tôi – Giá trị thực của bạn!

tuvanketoan.edu.vn

Sau khi thành lập doanh nghiệp, một số doanh nghiệp cần mở rộng thêm địa bàn kinh doanh mà không biết nên Thành lập chi nhánh hay Thành lập văn phòng đại diện. Dưới đây là một số đặc điểm để phân biệt hai loại hình đó.

1. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.

2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện. Địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

4. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh đó.

5. Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. Trình tự và thủ tục lập chi nhánh, văn phòng đại diện do Chính phủ quy định.

 Theo đó, nói một cách đơn giản, chi nhánh có chức năng tương tự như công ty. Có thực hiện hoặc không thực hiện việc hạch toán kế toán. Điều đó phụ thuộc vào việc Chi nhánh hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc.

Văn phòng đại diện chỉ có chức năng giao dịch, tiếp thị chứ không thực hiện các chức năng kinh doanh để sinh lợi trực tiếp.

Le minh quan

LÊ MINH QUÂN

GIÁM ĐỐC

CÔNG TY TƯ VẤN CHÍNH PHƯƠNG

Comments on: "Văn phòng đại diện và Chi nhánh – Điểm giống và khác" (34)

  1. Cám ơn bài chia sẻ

    Bài viết thật tuyệt vời, sau bài viết tôi đã hiểu thêm thật nhiều. và biết được thế nào là văn phòng đại diện, chí nhánh, địa điểm kinh doanh. và mình cũng định hướng được rất nhiều điều để làm thế nào thành công hơn trong công việc.

    Phạm Tuấn Khang
    Sáng Lập Thời Trang Nữ M&K
    http://www.PhamTuanKhang.com
    http://www.ThoiTrangNuMK.com

    • Cảm ơn Phạm Tuấn Khang đã quan tâm. Chúc bạn luôn giữ ý chí và nghị lực đó.
      Chúc cho M&K FASHION luôn phát triển!

      Lê Minh Quân
      Giám Đốc
      Công Ty Tư Vấn Chính Phương

  2. Chào bạn Lê Minh Quân,

    Cảm ơn bài chia sẻ của bạn. Nhân tiện, bạn vui lòng cho biết Văn phòng đại diện có được phép kinh doanh để kiếm tiền một cách hợp pháp hay không?

    Chúc bạn luôn vui, khỏe và may mắn trong công việc và cuộc sống.

    Lê Cẩm Thủy – PGĐ DNTN Nước Mắm CẨM VÂN

    • Chào chị Cẩm Thủy!

      Câu hỏi của chị về “Văn phòng đại diện” cũng chính là câu hỏi mà nhiều người đang quan tâm. Ai cũng thắc mắc về Văn phòng đại diện có được kinh doanh không? Có nên thành lập văn phòng đại diện không?…
      Xin cảm ơn chị đã quan tâm đến bài viết, qua đây mình xin chia sẻ về vấn đề “Văn phòng đại diện ” có được kinh doanh hay không?
      Nội dung thực hiện của văn phòng đại diện gồm:
      1. Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc.
      2. Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác.
      3. Nghiên cứu thị trường để thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, cung ứng và tiêu đùng dịch vụ thương mại .
      Như bài mình chia sẻ, nó thực hiện theo ủy quyền của Công Ty. Vậy sẽ phụ thuộc vào nội dung ủy quyền đó mà thực hiện. Nhưng không vượt qua phần nội dung luật quy định.
      4. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với các đối tác.

      Tuy nhiên, theo thực tế tại Việt Nam khi thành lập văn phòng đại diện thì mọi việc đều dồn về đó hết. Nó thực hiện như một công ty độc lập. Chỉ có việc xuất hóa đơn, hạch toán kế toán do công ty thực hiện.

      Chúc chị Cẩm Thủy sẽ có nhiêu chi nhánh lẫn văn phòng đại diện trên toàn quốc!
      Chúc cho nước mắm Cẩm Vân sẽ là bạn của mọi nhà!

      Lê Minh Quân
      Giám Đốc
      Công Ty Tư Vấn Chính Phương

      • công ty em có trụ sở tại Hà nội, muôn mở văn phòng đại diện trong HCM thì phải nộp các loại thuế gì ? nếu phát sinh thu nhập của nhân viên tại văn phòng đại diện thì có phải nộp thuế TNCN riêng không. Điều đó được quy định trong văn bản pháp luật nào hiện nay.
        Em cảm ơn.

  3. Bài viết của bạn thật tuyệt vời. Những chia sẻ của bạn thật hữu ích đối với các doanh nghiệp.

    Và bạn cho mình hỏi là Văn phòng đại diện có thể kinh doanh độc lập hay không ngoài việc là làm văn phòng đại diện?

    Hùng Dàn Giáo
    Giám Đốc
    Dàn Giáo Vĩnh Lợi

  4. Giờ mình đã rõ hơn về khái niệm VPĐD và Chi nhánh rồi, trước giờ còn lờ mờ vụ này lắm. Cho mình hỏi thêm là bạn Quân có thể tư vấn là khi nào thì nên lập VPDD và khi nào thì nên mở Chi nhánh không ?

    Cảm ơn bạn.

    Hoàng Trung Quân – Cây pha lê Cát Tường

    • Chào bạn Hoàng Trung Quân!

      Cảm ơn câu hỏi của bạn. Như mình đã nêu, tùy vào mục đích mà mình mở văn phòng đại diện hay chi nhánh. Nếu công ty bạn sản xuất thì phải mở chi nhánh chứ không thể mở văn phòng đại diện. Vì thực hiện việc sản xuất gắn với ngành nghề.
      Còn nếu là công ty dịch vụ hoặc thương mại thì nên thành lập Văn phòng đại diện cho đơn giản.

      Chúc bạn nhiều sức khỏe!
      Chúc cây pha lê sẽ cho trái ngọt!

      Lê Minh Quân
      Giám đốc – Công Ty Tư Vấn Chính Phương

  5. Cảm ơn bạn Lê Minh Quân đã có chia sẻ về văn phòng đại diện và chi nhánh.

    Tuy nhiên, rất mong bạn có những chia sẻ sâu hơn về nên thành lập văn phòng đại diện trong trường hợp nào và trường hợp nào thì lập chi nhánh.

    Việc báo cáo thuế của chi nhánh và VPDD có khác nhau không ?

    Xin cảm ơn cty Chính Phương

    Phan Đăng An – Bàn Ghế Xếp Gấp – Đồ Gỗ Lộc Lâm ( http://www.BanGheXep.com(

    • Chào anh Phan Đăng An!

      Cảm ơn anh đã chia sẽ về vấn đề Văn Phòng Đại Diện và Chi nhánh.

      Như mình nêu ở trên, văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh nên sẽ không Báo cáo thuế.
      Đối với Chi nhánh thì khác, tuy nhiên tùy thuộc vào hình thức hạch toán của chi nhánh mà có Báo cáo thuế hay không. Cụ thể:
      Hạch toán độc lập: Chức năng của Chi nhánh như một công ty độc lập. Điều đó có nghĩa Chi nhánh đó phải có bộ máy kế toán, thực hiện các vấn đề liên quan đến kế toán và nghĩa vụ thuế.
      Hạch toán phụ thuộc: Mọi phát sinh tại Chi nhánh đều được hạch toán tại công ty.

      Chúc Bàn Ghế Xếp Gấp – Đồ Gỗ Lộc Lâm ngày càng phát triển!

      Lê Minh Quân
      Giám đốc – Công Ty Tư Vấn Chính Phương

      • Cảm ơn chia sẻ của Anh Lê Minh Quân.
        Anh cho tôi hỏi là VPDD của công ty nước ngoài tại VN không kinh doanh vậy có phải đăng ký để cấp mã số thuế không? và có phải khấu trừ thuế tncn khi trả lương cho người lao động không? Nêu có thì khi chuyển tiền thuế tncn cho cơ quan thuê sẽ như thế nào?

      • Hi bạn!
        Trước tiên mình cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của mình. Mình chia sẻ với bạn như sau:

        1. Sau khi đăng ký thành lập văn văn phòng đại diện, bạn phải đăng ký mã số thuế cho VPDD. Thủ tục như sau:

        THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MÃ SỐ THUẾ VPĐD
        – Tờ khai đăng ký thuế
        – Giấy phép thành lập VPĐD (01 bản sao y bản chính – có chứng thực)
        – Bảng liệt kê hồ sơ cấp mã số thuế (01 bản chính theo mẫu).

        2. Đối với thuế TNCN. Bạn phải xác định đối tượng lao động là người Việt Nam hay người nước ngoài.

        Thủ tục nộp tiền như sau:
        Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập cá nhân hàng tháng đối với các văn phòng đại diện và cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam kê khai trực tiếp tại cơ quan thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.
        – Văn phòng đại diện nộp thuế thu nhập cá nhân bằng chuyển khoản, vào Tài khoản ngân sách số 7111.1056137 mở tại Kho bạc nhà nước TP. Hồ Chí Minh, số 37 Nguyễn Huệ, Quận 1.
        – Chứng từ nộp tiền phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu: tên người nộp thuế, mã số thuế, số tiền, kỳ thuế và ghi đúng mục lục ngân sách: Chương 557, Tiểu mục 1001.

        Chúc bạn sức khỏe, công tác tốt!

        Lê Minh Quân

  6. Anh Tuấn ơi. Công ty em là chuyên về sản xuất hàng hoá. Bây giờ công ty có nhu cầu mở ra một siêu thị. Như vậy tụi em thành lập chi nhánh của công ty được không a. Cảm ơn a

    • Chào bạn Linh!

      Việc thành lập chi nhánh không phụ thuộc vào bạn kinh doanh mặt hàng nào bạn à. Nhiều doanh nghiệp đặt trụ sở một nơi, nhưng hoạt động chủ yếu ở Chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.

      Chúc bạn sức khỏe, kinh doanh tốt!

      Lê Minh Quân
      Giám đốc – Công Ty Tư Vấn Chính Phương

  7. Nguyễn Thu Vân said:

    Chào anh Lê Minh Quân!
    Cảm ơn anh rất nhiều khi chia sẻ về VPDD và chi nhánh.
    Em có thắc mắc về VPDD như thế này mng anh giải đáp giùm em:
    – Công ty em ngoài Hải Phòng thành lập vào tháng 5/2013, mãi đến tháng 7/2013 mới mở VPDD trong TP. HCM.Trên giấy đăng kỳ kinh doanh lần 1 của Công ty em chưa có thông tin về VPDD thì Công ty em có phải đổi lại giấy phép đăng ký kinh doanh không ạ, VPDD đã đăng ký giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và có mã số thuế 13 số vào tháng 7/2013 rồi ạ.
    – Công ty em sắp tới phát hành hóa đơn, thì có được phát hành hóa đơn mang tên VPDD công ty trong TP. HCM không ạ. Hay chỉ được phát hành Hóa đơn mang tên Công ty ngoài Hải Phòng và khi xuất hóa đơn cho khách hàng trong nam sẽ đóng dấu vuông MST của VPDD trong TP. HCM ạ.

    • Chào chị Thu Vân!

      Về vấn đề của chị, mình chia sẻ như sau:

      1. Trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
      2. Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh nên không thể xuất hóa đơn. Nếu muốn xuất hóa đơn thì có thể thành lập Chi nhánh.

      Cảm ơn chị đã quan tâm đến bài viết. Chúc chị sức khỏe, công tác tốt!

      Lê Minh Quân
      Giám đốc – Công Ty Tư Vấn Chính Phương

  8. Tư vấn nhiệt tình của anh Lê Minh Quân rất hữu ích cho mọi người ạ, anh cho em hỏi chút:
    1. Cty em làm dịch vụ tư vấn cho cty nước ngoài, tìm đối tác trong nước để cty nước ngoài hợp tác (cty nước ngoài k lấy hóa đơn đầu ra, bên em cũng không cần hoàn thuế VAT) vậy bên em nên thành lập công ty hay VPĐD cho đơn giản ah?
    2. VPĐD tại VN của nước ngoài: ngoài khai thuế TNCN ra còn phải nộp báo cáo hoạt động kinh doanh trước ngày 30/1 của năm kế tiếp, vậy báo cáo này giống với BC kết quả hoạt động KD của cty bình thường không ah?

    • Hi bạn!

      Trước tiên mình cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của mình. Mình chia sẻ với bạn như sau:

      1. Để thành lập văn phòng đại diện bạn phải thành lập công ty trước. Hay nói cách khác, điều kiện cần để thành lập Văn phòng đại diện phải có công ty. Theo đó, tùy vào địa chỉ cụ thể của công ty bạn mà bạn có muốn thành lập thêm VPĐD hay không. Nếu công ty bạn đặt ở một nơi khá xa với nội thành, thì bạn nên thành lập VPĐD tại trung tâm cho dễ thực hiện giao dịch và nâng tầm công ty. Còn nếu công ty đã ở trung tâm thì bạn không cần phải thành lập thêm VPĐD làm gì.

      2. VPĐD tại VN của nước ngoài bạn phải lập báo cáo hàng năm. Và làm theo các yêu cầu quy định.

      Chúc bạn năm mới sức khỏe, thành công!

      Lê Minh Quân
      Giám đốc – Công ty Tư Vấn Chính Phương

  9. Em chào anh Lê Minh Quân

    Em đọc những bài viết trả lời của anh, em đã hiểu được phần nào về văn phòng đại diện và chi nhánh nhưng cho em hỏi kỹ hơn vì công ty em ở TPHCM, nhưng giờ muốn mở rộng mạng lưới bán hàng tại Hà Nội, tuy nhiên giờ em đang phân vân không biết nên mở VP đại diện hay địa điểm kinh doanh. Em nhờ anh tư vấn giúp em, thủ tục về thuế (đăng ký mã số thuế và báo cáo thuế hàng tháng) trong hai trường hợp mở VP đại diện và địa điểm kinh doanh.

    Nếu trường hợp mở VP đại diện, VP đại diện không được quyền trực tiếp ký hợp đồng bán hàng, nhưng có quyền ký trực tiếp hợp đồng lao động thuê nhân viên không hay cũng do công ty đứng đại diện ký (đóng dấu công ty). Hàng tháng VP đại diện có phải kê thuế TNCN hay bất kỳ loại thuế nào không?
    Em cảm ơn anh nhiều.

  10. Dear anh Lê Minh Quân,
    Anh cho em hỏi vấn đề này: Cty em ở Quảng Ngãi. Chuẩn bị mở thêm một chi nhánh tại Quảng Nam.
    Vấn đề là em không biết nên đăng ký hạch toán độc lập hay phụ thuộc để thuận lợi cho bộ máy kế toán và Cty.
    Và khi mở chi nhánh, thì ảnh hưởng gì đến việc đăng ký phát hành hóa đơn và hóa đơn hiện tại Cty mẹ đang sử dụng.
    Anh vui lòng hỗ trợ giúp em! Cảm ơn anh!

    • Hi bạn!

      Việc thành lập chi nhánh hoạt động phụ thuộc hay độc lập còn phụ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp bạn.
      Việc hạch toán phụ thuộc có ưu điểm là không phải tổ chức thêm bộ máy kế toán cho chi nhánh. Tuy nhiên, đối với chi nhánh ở khác tỉnh thì doanh nghiệp bạn cũng phải làm báo cáo thuế cho chi nhánh đó. Và nộp thuế theo tỷ lệ,
      Nhược điểm của hạch toán phụ thuộc là không kịp thời. Việc xử lý hồ sơ có thể bị chậm trễ do khoảng cách.

      Còn việc thành lập chi nhánh hoạt động độc lập thì ngược lại. Ưu điểm đó là doanh nghiệp linh hoạt trong xử lý. Và phải có 1 bộ máy kế toán riêng, độc lập cho chi nhánh đó.

      Chào thân ái!

  11. Sự tư vấn tận tình của anh Quân giám đốc Cty Chính Phương làm cho mọi người nể phục quá! Cảm ơn anh!

    Bên mình gặp tình huống ở địa chỉ trụ sở là hẻm + chật nên thuê 1 văn phòng bên ngoài để làm việc cho rộng và tiện đường (Cty hoạt động ở mảng làm phần mềm và cung cấp dịch vụ tin học), mình không biết đối với tình huống này thì nên mở VPĐD hay Chi nhánh sẽ tiện (hoá đơn, chứng từ vẫn mang thông tin tại địa chỉ trụ sở).

    • Chào bạn!

      Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog.
      Đối với việc thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện còn phụ thuộc vào việc thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp bạn. Cụ thể:

      Chức năng của Chi nhánh là thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Còn đối với Văn phòng đại diện chỉ thực hiện được 2 chức năng.
      i/ Giao dịch, tiếp thị
      ii/ Xúc tiến thương mại

      Theo đó, Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động sinh lợi trực tiếp (Ký kết hợp đồng). Nghĩa là phạm vi hoạt động của Văn phòng đại diện hẹp hơn chi nhánh. Nếu doanh nghiệp bạn thực hiện mọi hoạt động tại đây thì thành lập chi nhánh. Để có được những quyền của trụ sở chính vẫn có.
      Thành lập văn phòng đại diện thì không phải đóng thuế môn bài.
      Chào thân ái!

  12. Anh Quân cho em hỏi cách hạch toán và theo dõi chi phí cũng như mọi hoạt động của văn phòng như thế nào ạ. Công ty em ở Quảng Ngãi và có dự định mở VPDD tại Gia lai nên em chưa biết phải hạch toán như thế nào. Mong anh giúp em với

  13. Anh Quân cho em hỏi, Công ty e đặt trụ sở ở Quận 1, nhưng không hoạt động tại trụ sở mà thuê một văn phòng ở Quận 2 để hoạt động (dịch vụ môi giới bất động sản), HĐ thuê VP ở Q2 thì lại đc ký bởi 1 người ko đứng tên trên giấy tờ nhà (ng đứng tên đi định cư nước ngoài), vậy HĐ đó có hợp lý không? chi phí thuê nhà này có được tính là chi phí hợp lý cho công ty ko? nếu hoạt động tại chỗ thuê mà không đăng ký thành lập VPĐD thì có vấn đề gì không? việc chuyển trụ sở Q1 qua Q2 hoặc vẫn để Trụ sở vẫn ở Q1 và thành lập VPĐD ở Q2 thì có gì khác nhau không a? cái nào đơn giản hơn? Thanks anh

  14. Công ty em làm về xây dựng, hiện tại trụ sở và văn phòng công ty đã đăng ký tại 1 địa chỉ, bây giờ công ty em muốn chuyển văn phòng công ty ra một địa chỉ khác cùng phường, còn trụ sở vẫn giữ nguyên theo địa chỉ cũ.Cho em hỏi như vậy có đc k ạ?và cần làm thủ tục hồ sơ chuyển đổi j k ạ? em xin chân thành cảm ơn anh chị.

  15. Anh Quân cho em hỏi về thủ tục để thành lập VPDD Và chi nhánh có khác nhau không ạ? và các thủ tục cần thiết để thành lập VPDD và chi nhánh. Anh vui lòng giải đáp Em xin chân thành cảm ơn!

  16. Chào anh,
    Nhờ anh tư vấn giúp em.
    Bên em muốn mở Công ty TNHH, trụ sở chính tại địa chỉ A. Nhưng bên em muốn các hoạt động liên quan đến Thuế thực hiện tại địa chỉ B, vậy bên em phải làm thế nào ạh? Địa chỉ A và B cùng thuộc TP HCM.
    Xin chân thành cám ơn anh.

    • Chào chị!

      Mình chưa rõ ý ” Các hoạt động liên quan đến thuế”. Nếu câu này theo nghĩa khai thuế và nộp thuế thì: Trụ sở chính tại A chị phải khai tại A, nếu muốn khai tại B thì chị thành lập chi nhánh, công ty con hạch toán độc lập tại B. Tuy nhiên, chị vẫn phải khai tại A.

      Thân ái!

  17. Chào anh,

    Nhờ anh tư vấn giúp em.
    VPĐD bên em hiện đang cần thu lại số tiền deposit sau khi hợp đồng thuê đã kết thúc. Tuy nhiên, số tiền deposit này lúc trước được ngân hàng bên cty mẹ ở nước ngoài chuyển về Việt Nam cho cty cho thuê, bây giờ khi refund lại khoản deposit này thì ngân hàng của bên cho thuê từ chối chuyển số tiền này lại cho bên ngân hàng cty mẹ .Lý do: không thể chuyển vì luật VN không cho phép, hơn nữa hợp đồng thuê này đã kết lúc lâu quá rồi nên họ chỉ đồng ý chuyển tiền cho tài khoản ngân hàng trong nước của VPĐD, chứ chuyển tiền ra nước ngoài thì không thể. Về tài khoản ngân hàng tại VN của VPĐD thì họ nói là nếu như số tiền này được ghi có cho tài khoản của VPDD thì cũng chỉ được thanh toán cho chi tiêu tại VN của VPDD chứ không thể mua tiền USD để chuyển về cho cty mẹ bên nước ngoài được (trừ khi VPDD đóng cửa). Như vậy không có cách nào để chuyển khoản refund deposit này về cty mẹ hay sao ạ? Có văn bản nào quy định về những điều kiện được chuyển tiền ra nước ngoài nếu không phải xuất/nhập khẩu không anh?

    Em cảm ơn anh

Gửi phản hồi cho Hồng Hủy trả lời

Mây thẻ