Mỗi ngày lại có thêm nhiều doanh nghiệp được thành lập, mỗi doanh nghiệp lại mang trong mình rất nhiều sản phẩm tung ra thị trường. Vậy làm cách nào để sản phẩm của bạn không bị bão hòa trong “biển thương hiệu, nhãn hiệu” đó?
Chúng tôi qua tham khảo kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành công trong và ngoài nước xin chia sẻ với bạn những chiến thuật đặt tên thương hiệu, nhãn hiệu mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
1. Dựa trên mục tiêu kinh doanh
Bạn hãy bắt đầu việc thiết kế nhãn hiệu bằng cách đặt biết liệt kê tất cả ý tưởng kinh doanh, mục tiêu kinh doanh, và cả chiến lược giới thiệu sản phẩm, cách mô tả và quảng bá sản phẩm. Sau đó, cô đọng tất cả lại trong một đoạn, một dòng. Làm sao chỉ trong một câu ngắn gọn có thể bao gồm tất cả những yếu tố bạn muốn giới thiệu về sản phẩm của mình. Từ đó, bạn sẽ nảy sinh được một nhãn hiệu hợp với câu súc tích ấy.
Ví dụ đã có rất nhiều thương hiệu tại Việt Nam gây ấn tượng trong lòng người tiêu dùng như: “Khi cần giấy nhớ lấy Sài Gòn”, “Bitis nâng niu bàn chân Việt”, “Mềm mại và dịu êm là Comfort”…
2. Tạo sự khác biệt
Hãy dành thời gian để nghiên cứu về những sản phẩm cùng loại với sản phẩm của công ty bạn nơi những đối thủ cạnh tranh. Từ đó, rút ra những đặc điểm của những sản phẩm đó. Bạn hãy tạo cho mình một nét độc đáo riêng biệt.
Ví dụ: dòng sản phẩm sữa hiện nay bao bì thường thiên về hình ảnh trực diện của sản phẩm, nếu bạn thay đổi trong việc quảng bá hình ảnh mở ra cho người tiêu dùng thấy cả một quy trình sản xuất ra sữa sạch như thế nào? Bằng những hình ảnh hấp dẫn chắc chắn sẽ thu hút người tiêu dùng. Điều này đã được thương hiệu True milk áp dụng thành công, dù chỉ là một doanh nghiệp mới nhưng doanh số bán hàng và các đại lí của Truemilk đã phát triển rất nhanh.
3. Hãy sáng tạo thật nhiều
Khi thiết kế nhãn hiệu, thương hiệu bạn đừng gò bó hay tạo ra sức ép cho bản thân hay đồng nghiệp làm sao phải tạo ra một nhãn hiệu thật hay, thật độc… và đừng vội chê bai ý tưởng của người khác. Hãy để cho mọi người thỏa sức sáng tạo thật nhiếu. Càng có nhiều ý tưởng bạn càng có nhiều cơ hội chọn lựa, so sánh. Việc kết hợp các ý tưởng lại với nhau cũng là một cách rất hay.
4. Thử ghép kí tự
Bạn hãy thử ghép các kí tự tên sản phẩm của lại, biết đâu nó lại cho ra một nhãn hiệu thú vị và dễ nhớ.
Ví dụ: VUS tên của một trường Anh ngữ nổi tiếng là tên ghép của các chữ cái đầu tiên: Việt Nam Usa Sociaty, một thương hiệu nổi tiếng nhất nhì Việt Nam về lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ.
5. Tham khảo hệ thống phân phối lẻ
Bạn nên dành thời gian cho các kênh bán lẻ, họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Ngoài ra họ còn bán nhiều sản phẩm khác nữa. Bạn sẽ nắm bắt được mặt hàng nào bán chạy? tại sao? Phản ứng của khách trước tên của sản phẩm thế nào: nhớ và đọc chính xác, đọc sai tên thường kèm mô tả khi mua hàng? Mua nhầm hàng của thương hiệu khác…
Ví dụ: bạn có thể thấy rõ nhất qua các sản phẩm nhái thường đánh rất trúng tâm lí người tiêu dùng, các sản phẩm nhái thường đặt tên nhãn hiệu giống gần 95% so với sản phẩm gốc.
6. Tìm hình ảnh đại diện liên quan tới sản phẩm
Một ý tưởng được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng và thành công đó là lấy tên một hình ảnh nào đó có liên quan tới tính năng khách hàng muốn đạt được nơi sản phẩm để đặt cho nhãn hiệu của mình.
Vì dụ: thương hiệu giày thể thao nổi tiếng Puma , Puma là con báo, tất nhiên ai cũng thích mình nhanh nhẹ như con vật này. Xe Dream của Honda Việt Nam, Dream là mơ ước, từ chiếc xe gắn máy sẽ chở bao ước mơ của người Việt vào hiện thực…
7. Lưu ý tới yếu tố văn hóa địa phương
Điều này quyết định sự thành bại của một nhãn hiệu. Mỗi quốc gia có nhiều vùng miền khác nhau, mỗi nơi lại có phong tục tập quán riêng. Vì thế, khảo sát văn hóa địa phương cũng là yếu tố quan trọng trong việc đặt tên sản phẩm. Ví dụ tên nhãn hiệu không được trùng với từ cấm kị nào của dân tộc tại địa phương, không được đồng mâ hay phát âm nghe giống những từ thô tục nào đấy theo ngôn ngữ bản địa…
8. Lắng nghe ý kiến khách hàng
Hãy lảm một cuộc khảo sát nhỏ với đối tượng khách hàng tiềm năng để biết được ý nghĩ và mong muốn củ họ về một sản phẩm trong tương lại như thế nào?
9. Dựa vào “cây cao bóng cả”
Điều này không có nghĩa là bạn sẽ nhái theo hoặc ăn theo những thương hiệu nổi tiếng sẵn như những dòng sản phẩm nhái vẫn áp dụng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ đặt tên nhãn hiệu theo những yếu tố vốn đã nổi tiếng trước, sau đó kèm theo nhãn hiệu riêng của công ty bạn.
Ví dụ: ẩm thực Việt Nam là một ví dụ điển hình với Chè Cung Đình Huế-Lê Thị Riêng, phở Hà Nội, Bún mắm Miền Tây-cô Ba, bánh canh Tràng Bàng-chú Thọ…
Trên đây là 9 cách đặt tên nhãn hiệu cho bạn tham khảo, ngoài ra còn rất nhiều cách khác. Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng và hãy là một người chủ doanh nghiệp khôn ngoan bạn sẽ biết phải đặt tên cho “đứa con tinh thần” của mình thế nào đế nó tồn tại và phát triển lớn mạnh.
Thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa và hiệu quả kinh doanh
Tháng Tám 7, 2013
Advertisements
Comments on: "Thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa và hiệu quả kinh doanh" (1)
Chào anh QUÂN !
Cảm ơn bài chia sẻ rất sâu sắc của anh !
Trên đây là 9 cách đặt tên nhãn hiệu cho bạn tham khảo, ngoài ra còn rất nhiều cách khác. Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng và hãy là một người chủ doanh nghiệp khôn ngoan bạn sẽ biết phải đặt tên cho “đứa con tinh thần” của mình thế nào đế nó tồn tại và phát triển lớn mạnh.
Thật sự bị cuốn hút bởi những lời khuyên, cách đặt tên của anh . Đúng là đứa con tinh thần nào cũng cần phải có sự đúng đắn , rõ ràng để doanh nghiệp trở thành một thương hiệu lâu dài .
Chúc anh luôn thành công và may mắn !
Nhẫn Tiêu – Thời Trang Áo Cưới VN
http://www.ThoiTrangAoCuoiVN.wordpress.com