Kiến thức của chúng tôi – Giá trị thực của bạn!

loaihinhnao

Mỗi doanh nghiệp có những ưu đểm và những nhước điểm. Dưới đây là những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay và đặc điểm của mỗi loại hình đó. Tùy thuộc vào chủ quan cũng như tầm nhìn của mỗi người mà ta có thể chọn cho mình một loại hình phù hợp.

 Doanh nghiệp tư nhân

 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đọc tiếp »

CÁO LỖI

tuvanketoan24hChào các bạn!

Trong thời gian qua do khối lượng công việc khá nhiều, đó cũng là thời gian trùng với thời hạn quyết toán thuế nên có sự chậm trễ trong quá trình trả lời những vướng mắc của các bạn. Mong các bạn thông cảm. Hôm nay, Tư Vấn Chính Phương tiếp tục giải đáp các thắc mắc của các bạn gần xa về các vấn đề liên quan đến Kế toán – Thuế – Pháp lý liên quan.

Chân thành cảm ơn sự tương tác của các bạn trong thời gian qua. Chúc các bạn sức khỏe, thành công và thành công hơn nữa!

Lê Minh Quân

Công Ty Tư Vấn Quản Lý Chính Phương

le minh quan

Chào các ông chủ!

Mục đích bài viết: Phương pháp sử dụng hóa đơn Giá trị gia tăng cho những người muốn thành lập doanh nghiệp trong năm 2014.

Chắc rằng thời gian gần đây các bạn nghe khá nhiều về những cụm từ sau: Mẫu 06/GTGT, Sử dụng hóa đơn bán hàng. Doanh nghiệp mới thành lập phải có tài sản trên 1 tỷ mới được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, Phương pháp khấu trừ, phương pháp trực tiếp, mua hóa đơn, đặt in hóa đơn….Vậy những nội dung trên có liên quan gì tới doanh nghiệp bạn?

Sau những ngày tháng vật lộn với những chính sách thay đổi như chong chóng của mấy Ổng trên Bộ. Không những đẩy cái khó cho những người như tôi mà còn đẩy cái khó cho những người muốn bước vào kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh lần nữa.

Theo thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về phát hành, sử dụng và những vấn đề liên quan đến hóa đơn. Và thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thuế Giá trị gia tăng thì doanh nghiệp mới thành lập thuộc đối tượng điều chỉnh của 2 thông tư này và những điều kiện kèm theo thì phải sử dụng hóa đơn trực tiếp.

Trước tiên, chúng ta sẽ nhắc lại thuế giá trị gia tăng là gì? Đối tượng chịu thuế GTGT? Ai là người nộp thuế GTGT? Khi hiểu rõ các khái niệm này sẽ cho chúng ta cái nhìn đúng đắn về những chính sách đang được áp dụng. Và chúng ta phải làm gì khi không thể thay đổi được những chính sách đó?

Thuế giá trị gia tăng nói cách đơn giản là thuế đánh trên giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ khi được cung ứng.

Đối tượng chịu thuế là các hàng hóa dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Ví dụ: Máy tính, máy in….Còn hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT như Đào tạo, sản phẩm trồng trọt…

Vậy ai là người phải nộp loại thuế này? Đó chính là người sử dụng dịch vụ, hàng hóa. Các bạn nhớ câu này, vì sẽ liên quan đến phần phân tích phía sau.

Và bản chất của thuế GTGT là người sử dụng dịch vụ chỉ chịu thuế 1 lần cho sản hàng hóa dịch vụ đó. Tuy nhiên, điều đó không xuất hiện ở Việt Nam. Theo thông tư 219/2013/TT-BTC tại điểu 12, điều 13 về phương pháp tỉnh thuế GTGT. ” Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này,,,,”. Theo đó, doanh nghiệp mới thành lập phải tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Như vậy, cùng một người vừa người bán vừa người mua đều phải nộp thuế.

– Ảnh hưởng thứ nhất, Doanh nghiệp phải nộp thuế 2 lần.

Cụ thể, Doanh nghiệp A mua 1 bộ máy tính của Cty B với giá 20 triệu. VAT mà A phải nộp là 2 triệu (A gửi cho B nộp dùm). A bán bộ máy tính trên với giá 30 triệu. Trường hợp theo phương pháp trực tiếp thì A phải nộp thuế GTGT là 30 triệu x1% = 0.3 triệu. Như vậy, A đã phải nộp thuế 2 lần. Và A là người bán nhưng cũng phải nộp thuế GTGT. Đáng lẽ số thuế này phải do người mua chịu (Người tiêu dùng). Đó là điều không hợp lý khi đưa ra luật này.

– Ảnh hưởng thứ 2: Khả năng cạnh tranh

Xét về phương diện kinh doanh, khi A mua bộ máy với giá 20 triệu, VAT 2 triệu. Và phần VAT này được đưa vào chi phí, như vậy giá mua của A bây giờ sẽ là 22 triệu. Nếu như thị trường bán bộ máy này với giá 22 triệu thì A chỉ hòa vốn. Nếu muốn lời phải bán cao hơn 22 triệu đó. Như vậy, khả năng cạnh tranh của A khó lại các doanh nghiệp khác chỉ vì văn bản này ra đời.

Những thiệt hại của doanh nghiệp bạn khi sử dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là gì? Những rủi ro và hạn chế kinh doanh khi phải sử dụng hóa đơn bán hàng?

Vậy để có thể vẫn được sử dụng hóa đơn Giá trị gia tăng chúng ta phải làm gì khi không thể thay luật? Đó là câu hỏi mà những ông chủ muốn biết. Nếu có nhu cầu hãy liên hệ với tôi. Tôi sẽ cho bạn giải pháp!

Le minh quan

Lê Minh Quân

Giám đốc Công Ty Tư Vấn Chính Phương

Tiếp tục với Hướng dẫn kê khai thuế nhà thầu theo mẫu 01/NTNN Phần 1. 

TU VAN MIEN PHI

Cột 9: “Thuế GTGT phải nộp”

Chỉ tiêu này phản ánh tiền thuế GTGT phải nộp của nhà thầu nước ngoài trong kỳ tính thuế.

 Thuế GTGT phát sinh trong kỳ được tính theo công thức:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ (%) GTGT x Thuế suất thuế GTGT

Chỉ tiêu (9) = Chỉ tiêu (6) x Chỉ tiêu (7) x Chỉ tiêu (8)

Cột 10: “Doanh thu tính thuế” Đọc tiếp »

leminhquan (2)

Cột 1: “Nội dung”

          Chỉ tiêu này phản ánh nội dung công việc mà Nhà thầu nước ngoài thực hiện theo từng hợp đồng ký kết với Bên Việt Nam. Người nộp thuế khai vào chỉ tiêu này chi tiết các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ của Nhà thầu theo các nhóm ngành nghề tương ứng theo hợp đồng, với các mức tỷ lệ GTGT, tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu… khác nhau. Đọc tiếp »

leminhquan (2)

1. Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Bên Việt Nam ký hợp đồng với Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với Nhà thầu phụ nước ngoài có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với cơ quan thuế về việc Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN trên cơ sở kê khai doanh thu, chi phí để xác định thu nhập tính thuế TNDN trong phạm vi 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng.

Khi cơ quan thuế cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thì Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài có trách nhiệm gửi 01 (một) bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuế có xác nhận của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài cho bên Việt Nam hoặc Nhà thầu nước ngoài. Trường hợp có phát sinh việc thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài trong thời gian bên Việt Nam chưa nhận được bản chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuế của Nhà thầu nước ngoài thì bên Việt Nam có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp khoản thuế GTGT, thuế TNDN thay Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài phải nộp như hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

Khi Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài đã được cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế thì Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài có trách nhiệm khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đối với doanh thu phát sinh kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế. Số thuế GTGT bên Việt Nam đã nộp thay Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài theo tỷ lệ (%) không bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài; đồng thời Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào phát sinh trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế.

2. Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu.

Khai thuế đối với trường hợp nộp thuế GTGT tính trực tiếp trên GTGT, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu là loại khai theo lần phát sinh thanh toán tiền cho nhà thầu nước ngoài và khai quyết toán khi kết thúc hợp đồng nhà thầu.

Trường hợp bên Việt Nam thanh toán cho Nhà thầu nước ngoài nhiều lần trong tháng thì có thể đăng ký khai thuế theo tháng thay cho việc khai theo từng lần phát sinh thanh toán tiền cho Nhà thầu nước ngoài.

– Bên Việt Nam ký hợp đồng với Nhà thầu nước ngoài khấu trừ và nộp thuế thay cho Nhà thầu nước ngoài và nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của bên Việt Nam.

Đối với hợp đồng nhà thầu là hợp đồng xây dựng, lắp đặt thì nộp hồ sơ khai thuế, hồ sơ khai quyết toán thuế cho Cục thuế hoặc Chi cục Thuế do Cục trưởng Cục Thuế địa phương nơi diễn ra hoạt động xây dựng, lắp đặt quy định.

– Bên Việt Nam có trách nhiệm đăng ký thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để thực hiện nộp thay thuế cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong phạm vi 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng.

Le minh quanLê Minh Quân

Công Ty Tư Vấn Quản Lý Chính Phương

Thanh lap cong ty

Ngày nay, việc thành lập doanh nghiệp cho chính mình là điều phổ biến. Một người với một trình độ nhất định, cùng những mối quan hệ trong làm ăn họ có thể là ông chủ của chính doanh nghiệp đó. Và có người có 2 đến 3 công ty, thậm chí là hơn số đó.

Vậy một người có thể thành lập và làm giám đốc bao nhiêu doanh nghiệp?

Nếu về vùng nông thôn, không nói ở vùng tận cùng của đất nước. Mà ở những tỉnh thành phố không trực thuộc trung ương hiện nay, thì việc thành lập doanh nghiệp còn khá hạn chế. Mà ở đó chỉ là những cửa hàng, những hộ kinh doanh nhỏ lẻ mà thôi.

Quay lại với vấn đề một người có thể thành lập và làm giám đốc bao nhiêu doanh nghiệp. Việc thành lập được bao nhiêu doanh nghiệp dựa vào loại hình doanh nghiệp định đoạt đáng kể. Mỗi loại hình doanh nghiệp thì có trách nhiệm riêng. Cụ thể là trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn.

Nếu doanh nghiệp bạn chịu trách nhiệm vô hạn thì bạn sẽ thành lập được duy nhất một doanh nghiệp. Cụ thể như Doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh.

Còn đối với doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn MTV hay công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Công ty TNHH) thì việc thì luật không cấm người đó thành lập bao nhiêu doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi thành lập công ty cổ phần, với chức danh là giám đốc, thì bạn sẽ không được thành lập thêm 1 công ty TNHH nữa. Nhưng có thể làm chủ tịch hội đồng thành viên.

Việc thành lập nhiều doanh nghiệp cũng có những ưu điểm và nhược điểm. Theo đó, hãy xem mục tiêu cụ thể của bạn là gì mà có cách chọn phù hợp.

Le minh quan

Lê Minh Quân

Nhãn hiệu và hiệu quả kinh doanh

 trade mark

Ngày nay, cùng với sự gia tăng dân số và sự hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ ngày càng tăng theo. Để đáp ứng nhu cầu đó, các nhà sản xuất đã và đang đưa ra thị trường nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đa dạng về màu sắc, chủng loại, mẫu mã, chất liệu và nguồn gốc xuất xứ mang tính cạnh tranh cao.

Vì vậy người tiêu dùng bị lúng túng trong việc chọn lựa hàng hóa. Mặt khác, một số nhà sản xuất lợi dụng uy tín hay sự nổi tiếng của loại hàng hóa, dịch vụ để cung ứng hàng hóa dịch vụ tương tự gây nhầm lẫn cho khách hàng trong việc lựa chọn cũng như sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó đồng thời làm mất tính ổn định trong kinh doanh. Đọc tiếp »

tuvanketoan.edu.vn

Một số bạn gần đây có hỏi các thủ tục liên quan đến văn phòng đại diện, chi nhánh, kho chứa hàng thành lập khác tỉnh với địa chỉ trụ sở. Một vài điều mình chia sẻ về vấn đề đó như sau:

Trước tiên, theo bản chất thì các bạn thành lập kho chứa hàng. Đó là cách gọi nôm na mà mọi người vẫn dùng. Với mục đích chứa hàng chứ không thực hiện những công việc khác nhằm nhanh gọn trong việc giao hàng hay một số việc lưu trữ hàng hóa.

Tuy nhiên, từ góc độ luật pháp thì sẽ không có từ đó, mà bạn muốn thành lập kho chứa hàng bạn cũng phải thành lập chi nhánh. Với nội dung đăng ký kinh doanh là kho chứa hàng. Và từ đây mình gọi chung là thành lập chi nhánh (Chi nhánh + kho chứa hàng như mọi người vẫn gọi). Theo đó, giờ chỉ còn xét 2 trường hợp phải làm: Đó là Chi nhánh và Văn phòng đại diện.

Để thành lập văn phòng đại diện hay chi nhánh các bạn phải thành lập công ty trước. Nếu không thành lập công ty bạn không thể thành lập chi nhánh. Sau khi thành lập công ty bạn mới tiến hành thành lập VPĐD và chi nhánh.

Đối với trường hợp trong tỉnh thì khá đơn giản. Sau khi thành lập xong công ty, bạn muốn thành lập chi nhánh thì làm bộ hồ sơ đầy đủ nộp lên Sở kế hoạch đầu tư. Và chờ nhận kết quả.

Riêng thành lập chi nhánh và Văn phòng đại diện ở tỉnh thì phức tạp hơn và nhiều bước hơn. Cũng tương tự như trên. Sau khi thành lập xong công ty, bạn làm bộ hồ sơ thành lập chi nhánh hay VPĐD và nộp lên cơ quan tại chi nhánh hay văn phòng mình đặt trụ sở (Tại nơi mình đăng ký thành lập chi nhánh # trụ sở chính).

Và bạn cũng phải chờ 5 ngày để nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Có giấy chứng nhận rồi bạn phải làm thao tác gộp giấy chứng nhận đăng ký văn phòng đại diện hay chi nhánh với công ty của mình tại Sở kế hoạch nơi trụ sở đăng ký. Như vậy là bạn đã xong. Còn liên quan về thuế thì tùy vào tình hình bạn hạch toán như thế nào, phụ thuộc hay độc lập mà có cách khai báo phù hợp.

Chúc các bạn thành công!

Lê Minh Quân

Giám đốc – Công Ty Tư Vấn Chính Phương

Sua doi luat doanh nghiep 2005

“Buôn có bạn, bán có phường” Có nhiều lý do để người buôn phải hợp sức với nhau, phần vì cần thêm vốn liếng, phần bởi chia sẽ rủi ro, phần cũng để có thêm quan hệ và mối làm ăn. Hợp danh hay hùn hạp đã ra đời từ cổ xưa. Đây là loại hình kinh doanh được du nhập từ Anh – Mỹ. Tuy nhiên nó chưa thực sự phù hợp tại nước ta.

Phần quy định về công ty hợp danh đã được mở rộng thành 11 điều trong Luật Doanh Nghiệp 2005, hy vọng cung cấp cho giới thương nhân thêm một mô hình để lựa chọn cho phù hợp với ý tưởng kinh doanh của mình. Vì nhiều nguyên nhân, mô hình này đã thất bại, doanh nhân Việt Nam hầu như không lựa chọn loại hình công ty này. Đọc tiếp »

Gia tri gia tang

Một số trường hợp cụ thể về thuế suất giá trị gia tăng.

Công ty chúng tôi làm giao nhận và kê khai thuế hải quan có cung cấp dịch vụ vận chuyển, THC, bốc xếp, … cho đại lý ở nước ngoài và các dịch vụ này được phát sinh tại Việt Nam. Hỏi các dịch vụ này có được áp dụng mức thuế suất 0%?

Trường hợp dịch vụ xuất khẩu có bổ sung điều kiện áp dụng thuế suất 0% là phải có cam kết của tổ chức nước ngoài là tổ chức không có cơ sở thường trú tại Việt Nam. Vậy bản cam kết này phải được xác nhận bởi tổ chức nào ở nước ngoài?

Trả lời:

Điểm b Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 hướng dẫn thuế suất 0% áp dụng đối với:

“b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ được cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.

Tổ chức ở nước ngoài là tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam;

Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ.

Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.”

– Điểm b Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 hướng dẫn điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với dịch vụ xuất khẩu như sau:

– Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

– Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

– Có cam kết của tổ chức ở nước ngoài là tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam; Cam kết của cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ.”

Căn cứ quy định trên, trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh kinh doanh ở Việt Nam cung cấp dịch vụ vận chuyển, THC, bốc xếp, … cho đại lý ở nước ngoài, đại lý ở nước ngoài là tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam thì các dịch vụ nêu trên được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 06/2012/TT-BTC.

Thông tư số 06/2012/TT-BTC không có quy định cam kết của tổ chức nước ngoài phải được xác nhận bởi tổ chức khác ở nước ngoài.

Le minh quan

withhoding tax

Đối với các loại thuế thông thường như: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân…thì đối tượng chịu thuế xác định một cách khá đơn giản. Tuy nhiên đối với Thuế nhà thầu thì việc xác định nghĩa vụ nộp thuế có phần phức tạp hơn. Dưới đây là một ví dụ điển hình của một bạn đã hỏi.

Công ty C là khách hàng (buyer) của Công ty A muốn mua từ Công ty A sản phẩm X, tuy nhiên Công ty A không có hàng hóa theo yêu cầu nên đặt hàng với Công ty B sản phẩm X này, đồng thời yêu cầu giao hàng cho Công ty C. Lúc này, Công ty B giao cho công ty con ở Việt Nam là Công ty B-1 sản xuất sản phẩm này và giao sản phẩm đó cho Công ty C (giữa Công ty A và Công ty B-1 không có bất kỳ quan hệ ký kết gì). Hình thức thanh toán là Công ty C thanh toán tiền hàng cho Công ty A, Công ty A thanh toán lại cho Công ty B và Công ty B chuyển lại số tiền hàng đó cho Công ty B-1 dưới hình thức ngoại tệ. (Thời hạn thanh toán tùy theo Hợp đồng ký kết giữa các bên). Đọc tiếp »

C,TM, R viết tắt của từ gì

trade mark

© là kí hiệu của Copyrighted, nghĩa là bản quyền, đây là một tập hợp tất cả các quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó, nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu.

Theo nghĩa đen, Copyrighted nghĩa là “quyền được sao chép y nguyên” không bỏ sót chi tiết nào đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó, còn theo nghĩa rộng hơn thì Copyrighted không chỉ bao hàm các sản phẩm vật chất, nó có thể bao gồm các sản phẩm vô hình, các tác quyền nghệ thuật, chương trình truyền hình, kiểu dáng công nghiệp.. và một số hình thức biểu hiện khác. Nói đơn giản nó giống như một quyền lợi cho phép người có quyền này sao chép, phát hành và sử dụng một sản phẩm trí tuệ nguyên bản. Mà trong luật Sở hữu trí tuệ gọi là Quyền tác giả.

™ lại là kí hiệu của Trademark nghĩa là nhãn hiệu hàng hóa, và SM Service Mark cho các sản phẩm dịch vụ. Trong một số môi trường luật pháp, một thương hiệu chưa được đăng kí cũng có thể được doanh nghiệp gắn TM hoặc SM lên đó. Điều này không bắt buộc bởi pháp luật.

® là Registered có nghĩa là đã được đăng ký, tức là kí hiệu có hàm ý thương hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan pháp luật nào đó, vì vậy trong các trường hợp, nếu thương hiệu đã được đăng ký thì sử dụng kí hiệu này là hợp lý nhất.

Bài liên quan:

Nhãn hiệu hàng hóa là gì

Tầm quan trọng của nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu hàng hóa và những điều cần biết

Lê Minh Quân

Giám đốc – Công Ty Tư Vấn Chính Phương

withhoding tax

Thuế nhà thầu là gì? Đó là loại thuế đánh vào nhà thầu nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam, mà nhà thầu này không có tư cách pháp nhân. Đối tượng chịu thuế nhà thầu là, Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thoả thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc giữa Nhà thầu nước ngoài với Nhà thầu phụ nước ngoài để thực hiện một phần công việc của Hợp đồng nhà thầu.

Một số từ ngữ được giải thích như sau:

1. “Hợp đồng nhà thầu” là hợp đồng, thoả thuận hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài và Bên Việt Nam.

2. “Hợp đồng nhà thầu phụ” là hợp đồng, thoả thuận hoặc cam kết giữa Nhà thầu phụ và Nhà thầu nước ngoài.

Nhà thầu phụ gồm Nhà thầu phụ nước ngoài và Nhà thầu phụ Việt Nam.

3. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm lãnh thổ đất liền, các hải đảo, nội thủy, lãnh hải và vùng trời phía trên đó, vùng biển ngoài lãnh hải, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển mà Việt Nam thực hiện chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Một số ví dụ về đối tượng chịu thuế nhà thầu

– Trường hợp 1: doanh nghiệp X ở nước ngoài ký hợp đồng mua vải của doanh nghiệp Việt Nam A, đồng thời chỉ định doanh nghiệp A giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam B (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Doanh nghiệp X có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp X với doanh nghiệp B (doanh nghiệp X bán vải cho doanh nghiệp B).

Trong trường hợp này, doanh nghiệp X là đối tượng áp dụng theo quy định thì doanh nghiệp B có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp X.

– Trường hợp 2: doanh nghiệp Y ở nước ngoài ký hợp đồng gia công vải với doanh nghiệp Việt Nam C, đồng thời chỉ định doanh nghiệp C giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam D để tiếp tục sản xuất (theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Doanh nghiệp Y có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa doanh nghiệp Y với doanh nghiệp D (doanh nghiệp Y bán hàng cho doanh nghiệp D).

Trong trường hợp này, doanh nghiệp Y là đối tượng áp dụng theo quy định thì doanh nghiệp D có trách nhiệm khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho doanh nghiệp Y.

– Trường hợp 3: doanh nghiệp Z ở nước ngoài ký hợp đồng gia công hoặc mua vải với doanh nghiệp Việt Nam E (doanh nghiệp Z cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp E để gia công) và chỉ định doanh nghiệp E giao hàng cho doanh nghiệp Việt Nam G để tiếp tục gia công (theo hình thức gia công xuất nhập khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật). Sau khi gia công xong, Doanh nghiệp G xuất trả lại hàng cho Doanh nghiệp Z và Doanh nghiệp Z phải thanh toán tiền gia công cho doanh nghiệp G theo hợp đồng gia công.

Trong trường hợp này, doanh nghiệp Z không thuộc đối tượng áp dụng thuế nhà thầu.

Lê Minh Quân

Giám đốc – Công Ty Tư Vấn Chính Phương

 trade mark

Ghi Nhãn hàng hoá là điều kiện bắt buộc đối với một sản phẩm khi lưu thông trên thị trường và phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, trong khi đó Nhãn hiệu hàng hóa hay dịch vụ việc đăng ký bảo hộ là tự nguyện của chủ doanh nghiệp. Hai khái niệm hoàn toàn khác nhau cần được phân biệt để tránh sự nhầm lẫn và ngộ nhận khi sử dụng để đăng ký chất lượng sản phẩm hàng hoá hoặc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

 Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

 Ghi nhãn hàng hoá” là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

 Nhãn hiệu hàng hóa, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, là dấu hiệu dùng để phân biệt các hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Các dấu hiệu đó có thể là từ ngữ (dấu hiệu chữ), có thể là hình ảnh (hình vẽ, hình chụp hoặc hình 3 chiều) hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Đọc tiếp »

Thuong hieu - tuvanketoan.edu.vn

Đối với lĩnh vực kinh doanh hiện nay, nhãn hiệu hãng hoá là một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay giữa “một rừng nhãn hiệu”, khác hàng bị hoa mắt trước vô số sự lựa chọn.

Làm cách nào để nhãn hiệu hàng hoá của bạn nổi bật, thực sự có thể giúp sản phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ mạnh, cạnh tranh lại với rất nhiều đối thủ trên thị trường? làm cách nào để thiết kế nhãn hiệu tạo được sút hút ảnh hưởng lớn tới khách hàng thì không phải công ty nào cũng thực hiện được.

Nếu công ty đã có một nhãn hiệu hàng hoá uy tín, đi sâu vào tâm trí khách hàng thì công ty sẽ có vị thế vững chắc trên thị trường, nhờ đó việc tạo thêm nhiều nhãn hiệu hàng háo mới, mở rộng thị trường hay tìm kiếm thị trường mới cũng dễ dàng hơn nhiều. Đọc tiếp »

Gia tri gia tang

Khi nói về thuế nhà thầu có nhiều người thật sự bỡ ngỡ và chưa định hình được loại thuế đó được xác định như thế nào.  Hôm nay, mình chia sẻ với các bạn những vấn đề liên quan đến loại thuế này với một phương pháp bình dân nhất.

Trước tiên, chúng ta xác định đối tượng chịu thuế là gì? Cách xác định thu nhập chịu thuế và xác định số thuế phải nộp. Đọc tiếp »

Ten doanh nghiep

Đặt tên doanh nghiệp điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với một doanh nghiệp? Như một đứa trẻ sinh ra, gia đình kỳ vọng rất lớn vào đứa trẻ đó và đặt cho nó một cái tên với hy vọng, ước muốn và tạo ra một hoài bão cho đứa trẻ. Cũng từ cái tên đó mà đứa trẻ luôn phấn đấu không ngừng để không hổ thẹn với những kỳ vọng của gia đình. Nhưng cũng có những cái tên mà có nhưng đứa trẻ không dám nhắc khi ai đó hỏi tới vì ngại.

Doanh nghiệp cũng vậy, tên doanh nghiệp thể hiện ước muốn tạo dựng một doanh nghiệp theo một hướng nào đó của chủ doanh nghiệp đã định sẵn. Việc đặt tên doanh nghiệp cũng là chiến lược và thể hiện tầm nhìn dài hạn của một ông chủ có trải nghiệm và chiến lược. Tên doanh nghiệp được đặt tùy theo sự chủ quan của chủ doanh nghiệp và cũng có thể theo một yếu tố khách quan. Đọc tiếp »

Thue thu nhap doanh nghiep

Ngày 19 tháng 6 năm 2013, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, trong đó có một số quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan hữu quan trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành và ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện các quy định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013.

Trong khi chờ ban hành các văn bản hướng dẫn, Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo Sở Tài chính, Cục thuế, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn triển khai các công việc sau đây: Đọc tiếp »

Thuong hieu - tuvanketoan.edu.vn

 Ở bài trước cho chúng ta cái nhìn cơ bản về nhãn hiệu, quyền tác giả cũng như tên thương mại, qua đó chúng ta có thể phân biệt được đâu là nhãn hiệu, đâu là quyền tác giả và đâu là tên thương mại. Những điều đó giúp ta có thể hình dung một cách khá đơn giản về 3 yếu tố đó. Ở bài này mình sẽ cụ thể tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu đối với mỗi doanh nghiệp. Để chúng ta thấy được cần có kế hoạch cho việc xây dựng thương hiệu sau này.

     Nhãn hiệu hàng hóa và tầm quan trọng?

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu của một doanh nghiệp (hoặc tập thể các doanh nghiệp) dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác.

– Nhãn hiệu  là thuật ngữ để chỉ chung nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ.

– Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc từ ngữ kết hợp với hình ảnh được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Từ định nghĩa về nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ (nhãn hiệu) cũng phần nào cho chúng ta thấy được tầm quan trọng và sự ảnh hướng lớn của nhãn hiệu đến sản phẩm, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp chúng ta.

Tại sao chúng ta phải đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để phân biệt các sản phẩm, dịch vụ để làm gì, chúng ta có sản phẩm và bán chạy trên thị trường rồi, cần gì phải làm các thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của mình? Đó là những câu hỏi thể hiện việc bạn chưa thấy rõ tầm quan trọng của nhãn hiệu hàng hóa trong vấn đề kinh doanh của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Đọc tiếp »


TMten thuong mai

Quyền tác giả, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa là những thuật ngữ dễ nhầm lẫn trong khá nhiều người. Cả ba tên gọi này hầu như ai cũng đã từng nghe qua, và từng biết về nó nhưng để hiểu một cách cặn kẽ thì đó còn là một vấn đề. Và có hẳn một bộ luật dành cho những tên gọi này. Đó là Luật sở hữu trí tuệ. Cả ba tên gọi này đều nói lên một điểm chung, đó là quyền sở hữu của người tạo ra nó, người đăng ký nó trước và được sử dụng nó. Đó cũng chính là tài sản riêng của người đó.

Theo luật sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ đề cập tới 3 tên gọi phổ biến;

1. Quyền tác giả (bản quyền):  Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

2. Nhãn hiệu: Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

3. Tên thương mại: Là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Đọc tiếp »

Phan mem excel - le minh quan

Hi bạn,

Có một điều giản dị mà vô cùng quý giá, đã mất đi là không thể lấy lại được, đó chính là thời gian. Hãy trân trọng từng giây phút mà bạn có, và càng trân trọng nó hơn vì thời gian đó bạn có thể giành cho những người thân yêu của mình”

Tạo hóa sinh ra vốn rất công bằng, từ người lớn đến trẻ nhỏ, từ người già đến em bé, từ người lao động chân tay cho đến tầng lớp trí thức, ai cũng có 24 giờ mỗi ngày. Điều đó không bao giờ thay đổi.

Hôm nay mình gửi đến các bạn một số vấn đề về Phần Mềm Kế Toán. Bài viết này chủ yếu xoay quanh tính năng của một phần mềm dành cho một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sự tiện ích cùng với dễ sử dụng cho người cần sử dụng nó.

Như chúng ta đã biết, phần mềm nói chung và Phần Mềm Kế Toán nói riêng đều là những công cụ hỗ trợ công việc của chúng ta. Nó giúp chúng ta tiết kiệm về thời gian, suy nghĩ và sai sót. Khi đã có thời gian thì hầu như mọi điều đều được giải quyết.

Vậy, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa bạn nên chọn phần mềm nào? Yêu cầu nào quan trọng nhất đối với phần mềm đó. Cách thức sử dụng và khả năng truy xuất như thế nào?

Phan mem ke toan - le minh quan

Trước tiên, khi nói đến một phần mềm kế toán thì mặc nhiên phải bao hàm vấn đề phải đầy đủ các chức năng mà kế toán cần sử dụng.  Các chức năng đó như: Kế toán vốn bằng tiền, Kế toán công nợ phải thu, Kế toán công nợ phải trả, Báo cáo tài chính, ngân hàng, Khấu hao, Phân bổ…. Đó chính là những điểm mà ta không cần nhắc tới.

Vậy chúng ta sẽ nói về vấn đề gì trong Phần Mềm Kế Toán? Đó chính là yếu tố tiết kiệm thời gian nhập liệu nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác. Luôn có sự đối chiếu giữa các số liệu, giá hợp lý và đặc biệt là dễ sử dụng. Điều dễ sử dụng ở đây chúng ta chỉ nói đến những người biết về kế toán với trình độ bình thường. 

Như thế nào là Phần Mềm Kế Toán cho ta tiết kiệm về thời gian nhập liệu. Đó là phần mềm mà khi thực hiện các nghiệp vụ giống nhau thì không cần nhập lại số liệu. Đồng thời quá trình sửa chữa cũng vậy, nó có tính chất liên hoàn và kết hợp chặt chẽ. Đối với tính chính xác ở đây phải phụ thuộc vào người kế toán ở trình độ nào. Tuy nhiên  phần mềm cho ta được một số chức năng có thể thực hiện được. Nghĩa là khi kế toán thực hiện các bút toán chưa đúng thì nó báo lỗi.

Việc đối chiếu số liệu giữa các báo cáo vô cùng quan trọng, đó là cơ sở để chúng ta kiểm tra các phần hạch toán đã thực hiện đúng như lý thuyết chưa. Và phần mềm kế toán có thể cho ta làm được điều đó. Sự sai sót trong kế toán rất dễ xảy ra, khi người nhập liệu không tập trung là dễ dẫn đến sai sót, có thể sai về bản chất cũng có thể sai về con số. Nhập đảo số là chuyện bình thường. Sự kiểm tra đối chiếu còn thể hiện ở các mẫu sổ sách kế toán riêng rẽ. Vậy, có Phần Mềm Kế Toán như trên sẽ giúp chúng ta giảm thiểu rủi ro. Tăng cường tính kiểm soát và hai điều đó sẽ đi kèm với vấn đề hiệu quả.

Giá cả như thế nào được gọi là hợp lý, hay là giá rẻ. Đây cũng chính là tiêu chí mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn trăn trở. Dù không đến nỗi “Ruột đau như cắt, nước mắt dầm dề” nhưng cũng phải để một số ông chủ suy nghĩ về nó. Và đã gọi là phần mềm kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thì người viết cũng phải xây dựng trên các tiêu chí đó.

Dễ sử dụng à, tất nhiên phần mềm nào cũng phải có người chỉ, người hướng dẫn, sách hướng dẫn thì mới biết. Nhưng dễ sử dụng ở đây có thể nói rằng, chỉ một lần là biết, không quá khó khăn như những phần mềm kế toán khác. Đó cũng chính là những tiêu chí của một phần mềm kế tooán mà doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chọn.

Hãy chọn cho doanh nghiệp bạn một phần mềm phù hợp với loại hình doanh, yêu cầu của doanh nghiệp bạn để tiết kiệm thời gian giàh cho những việc khác. Tuy nhiên phần mềm kế toán vẫn chỉ là phần mềm, nó không thể thay thế con người, điều quan trọng then chốt vẫn là người sử dụng phần mềm đó.

Le minh quan

LÊ MINH QUÂN

GIÁM ĐỐC – CÔNG TY TƯ VẤN CHÍNH PHƯƠNG

tuvanketoan.edu.vn

Sau khi thành lập doanh nghiệp, một số doanh nghiệp cần mở rộng thêm địa bàn kinh doanh mà không biết nên Thành lập chi nhánh hay Thành lập văn phòng đại diện. Dưới đây là một số đặc điểm để phân biệt hai loại hình đó.

1. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.

2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện. Địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

4. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh đó.

5. Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính. Trình tự và thủ tục lập chi nhánh, văn phòng đại diện do Chính phủ quy định.

 Theo đó, nói một cách đơn giản, chi nhánh có chức năng tương tự như công ty. Có thực hiện hoặc không thực hiện việc hạch toán kế toán. Điều đó phụ thuộc vào việc Chi nhánh hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc.

Văn phòng đại diện chỉ có chức năng giao dịch, tiếp thị chứ không thực hiện các chức năng kinh doanh để sinh lợi trực tiếp.

Le minh quan

LÊ MINH QUÂN

GIÁM ĐỐC

CÔNG TY TƯ VẤN CHÍNH PHƯƠNG

Thuế giá trị gia tăng

Gia tri gia tang

1. Thuế giá trị gia tăng là gì?

Trước tiên để hiểu rõ thuế giá trị gia tăng là gì, chúng ta tìm hiểu khái niệm “Giá trị gia tăng ” là gì?

Giá trị gia tăng là khoản gia trị tăng thêm khi thực hiện bán một sản phẩm. Hay nói cách khác là phần chênh lệch giữa giá trị mua vào và giá trị bán ra.

Vậy thuế giá trị gia tăng là thuế đánh vào phần giá trị tăng thêm đó. 

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu. Vậy thuế gián thu được hiểu như thế nào? Thuế gián thu là loại thuế mà người nộp không phải là người tiêu dùng. Hay nói cách khác là người tiêu dùng là người chịu thuế, còn người nộp là người cung cấp hàng hóa dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.

GTGT

2. Cách tính thuế giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng phải nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế GTGT đầu ra:  được tính bằng cách Lấy giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn nhân (x) cho thuế suất thuế giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ:

Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào là loại được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì cơ sở được căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính hướng dẫn tại khoản 11 Điều 7 Thông tư này để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào.

Như vậy, để xác định số thuế giá trị gia tăng phải nộp chúng ta chỉ cần xác định được thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Chênh lệch dương của hiệu trên là số thuế phải nộp, chênh lệch âm là số thuế còn được khấu trừ hoặc có thể hoàn (Nếu đủ điều kiện)

Le minh quan

Lê Minh Quân

Giám đốc

Công Ty Tư Vấn Chính Phương

nganhnghecodieukienThời gian gần đây, việc thành lập doanh nghiệp đơn giản hơn trước đây rất nhiều. Với cách nhìn mới và nhu cầu của xã hội việc tự do kinh doanh đã được quan tâm và mở rộng. Cụ thể việc thành lập mới doanh nghiệp chưa bao giờ dễ như bây giờ. Điều đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà không còn vướng những rào cản không đáng có.

Tuy nhiên, nói là rất dễ nhưng còn một số ngành nghề chúng ta cần phải tuân thủ theo yêu cầu của Luật pháp. Đó là những ngành nghề có điều kiện và những ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề hoặc ngành nghề yêu cầu có vốn pháp định. Cụ thể: Đọc tiếp »

Diverse Group Of Colorful Business People Seated At A Round Conf

Hi bạn,

Hôm nay mình xin chia sẽ thủ tục thành lập công ty cổ phần và các thủ tục khác liên quan.

Như chúng ta đã biết, loại hình cổ phần là loại hình công ty phổ biến nhất hiện nay. Sự phổ biến nay chính được tạo nên bởi những đặc điểm của loại hình này. Khả năng huy động vốn hay cơ cấu công ty chặt chẽ là những đặc điểm mà loại hình này chiếm so với những loại hình khác.

1. Đăng ký thành lập công ty cổ phần.

+ Đăng ký thành lập mới

+ Đăng ký thành lập trên cơ sở chuyển đổi Đọc tiếp »

BỘ TÀI CHÍNH
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 60/2012/TT-BTC

Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2012

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI KINH DOANH TẠI VIỆT NAM HOẶC CÓ THU NHẬP TẠI VIỆT NAM

Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;Căn cứ Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Đọc tiếp »

Thue thu nhap ca nhan

Hi bạn,

Sau thời gian quyết toán thuế năm 2012 nói chung và quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nói riêng. Có rất nhiều bạn quan tâm và trăn trở đối với cách tính và xác định thuế thu nhập cá nhân cho người lao động. Nói chung là Cá nhân cứ trú và không cư trú. Đọc tiếp »

loaihinhnao

Sở hữu doanh nghiệp có thể mang hình thức công ty TNHH, công ty hợp doanh hoặc công ty cổ phần. Mỗi cơ cấu đều có các thuận lợi và bất lợi và phải được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo các đặc điểm của chúng tương thích với hoạt động kinh doanh của bạn.

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

   Cách đơn giản nhất để khởi đầu một doanh nghiệp là tự khai báo bạn là người chủ công ty TNHH MTV. Với tư cách này, một cá nhân sẽ tiến hành kinh doanh khi chọn bất kỳ mọi ngành nghề cho thực thể doanh nghiệp. Chủ sở hữu hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả các giao dịch kinh doanh trên số vốn góp. Đọc tiếp »

tuvanketoan.edu.vnXã hội tiến đến sự tiện lợi

Xã hội chúng ta là một xã hội lười biếng. Những khách hàng của chúng ta luôn mong rằng mọi việc phải sẵn sàng như “Ngồi ôm cây đợi thỏ” và không thì họ chỉ đơn giản đổi ý định mua hàng của họ. Vì thế, sự thuận tiện của thị trường luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Để có cách nhìn rõ ràng hơn cho vấn đề này chúng ta chỉ cần xem xét đến tâm lý của người tiêu dùng.

Theo đó, việc mua hàng càng dễ thì việc tiêu thụ càng nhiều. Nó có thể hiểu đơn giản như chúng ta mùa mưa đi ngoài đường, ở đâu cũng bán áo mua “tiện lợi”. Ai cũng có thể mua, mua bất cứ lúc nào cần. Và luôn luôn nằm ngay cạnh cánh tay bạn khi bạn muốn với tới nó.

Sự tiện lợi sẽ tiết kiệm được thời gian, người tiêu dùng chỉ có ngần ấy thời gian để làm việc đó. Và trong lối sống vội vàng của chúng ta, người tiêu dùng thường không đủ thời gian cho gia đình và bạn bè. Và doanh nghiệp cũng vậy. Một doanh nghiệp càng đem nhiều tiện ích và tiện lợi đến cho khách hàng thì chính bản thân doanh nghiệp sẽ bán giá cao hơn những nơi khác vì họ bán cả sự tiện lợi chứ không chỉ bán hàng hóa.

Chọn địa điểm đặt trụ sở.

Trong việc chọn địa điểm kinh doanh thích hợp đối với một doanh nghiệp, hãy tìm nơi mà khách hàng của bạn mong muốn tìm thấy bạn. Điều đó còn tùy thuộc vào sản phẩm của bạn là gì, có cần địa điểm trưng bày hay không. Và cũng phụ thuộc vào mục tiêu của bạn mà chọn vị trí cho phù hợp, nếu khách hàng của bạn chỉ đánh vào phụ nữ, thì hãy tìm nơi phụ nữ thường xuyên có mặt, nếu sản phẩm của bạn chỉ bán cho sinh viên thì hãy chọn những nơi gần trường học. Và cũng nên để ý với cơ quan chức năng ở mỗi địa phương đó.

Hầu hết ở nước ta các doanh nghiệp đều thuộc dạng nhỏ và vừa, nên việc thuê một văn phòng để làm việc đôi khi cũng khá tốn kém. Để giải quyết tình trạng này, văn phòng cho thuê tiết kiệm đã dần dần xuất hiện. Với chi phí thấp, bạn chỉ cần trả một khoản rất nhỏ cho việc thuê văn phòng này mà trong đó có cả nhân viên, máy fax, điện thoại…Vì đặt vị trị văn phòng có tầm ảnh hưởng tới giá trị của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đặt ngay trung tâm thành phố trên một tòa cao ốc sẽ khác với một doanh nghiệp nằm ngoại ô trong một căn nhà cấp 4.

Việc thuê văn phòng ở trung tâm thành phố hay ngoại ô còn phụ thuộc ngành nghề của doanh nghiệp đó. Hiện nay, với nhiều thay đổi, việc đặt trụ sở tại trung tâm cho một số ngành nghề đã không được phê duyệt. Vậy, bạn chỉ có cách đưa văn phòng của bạn ra ngoại ô? Nói như vậy là không đúng, vì nếu không có sự cho phép thì chỉ riêng đối với nhà máy, phân xưởng thực hiện công việc mà thôi. Còn văn phòng đặt ở đâu không ảnh hưởng tới điều đó.

Nên đặt văn phòng tại nhà không?

Số lượng doanh nghiệp có cơ sở tại nhà đang tăng cao với những lý do khác nhau. Các chi phí điều hành là tối thiểu. Và nay có thể lập một văn phòng rất hoàn chỉnh tại nhà với một vốn đầu tư vừa phải.

Và cũng nên biết rằng, khi đặt văn phòng trong nhà thì đòi hỏi kỷ luật từ tất cả những người trong nhà. Khi bạn đã vào phòng làm việc rồi thì bắt buộc là bạn phải cắt đứt với những gì xung quanh bạn. Nó phải tương tự như lúc bạn đi tới văn phòng bạn thuê để làm việc.  Tuyệt đối không có sự gián đoạn của gia đình.

LÊ MINH QUÂN

GIÁM ĐỐC

CÔNG TY TƯ VẤN CHÍNH PHƯƠNG

Tuvanketoan

Chào Bạn,

Cuộc sống này luôn luôn tồn tại hai chữ may mắn. Và điều may mắn của tôi chính là được gặp bạn. Tôi sẽ không có được Thành Công hôm nay nếu lần đó tôi kém may mắn hoặc vội vã để làm một việc khác như bao ngày tôi đã làm.

Tôi biết nhiều đồng nghiệp cùng làm trong lĩnh vực tư vấn Thuế như tôi yêu quý tôi và xem tôi như một trong những người làm rất tốt công việc của mình. “Tuy nhiên, quan trọng với tôi là, hơn ai hết tôi hiểu vai trò và trách nhiệm của tôi đối với cuộc sống như một người cha mẫu mực với con của mình, một người chồng luôn đồng hành bên cạnh vợ, một người bạn chân tình, một người thầy đứng trên bục giảng nhiệt huyết muốn truyền đạt và chia sẻ nhiều nhất”. Một người có thể đem lại thật nhiều việc làm cho những người khác. Và đặc biệt là luôn san sẻ gánh nặng với doanh nghiệp bằng những kinh nghiệm mình đã có.

Trong quá trình tiếp cận với doanh nghiệp có nhiều điều làm tôi phải suy nghĩ và tìm cách để giải quyết. Và tôi đã có lối đi riêng cho mình từ những trải nghiệm đó. Vì thế tôi liên tục và luôn song hành cùng doanh nghiệp trên mọi mặt trận. Các mối liên quan về Thuế hay Kế toán và tôi hiểu được mình phải làm gì khi gặp trường hợp đó. Liệu bạn đã từng phải đứng trước những tình huống khi Thuế kiểm tra chưa. Kế toán của bạn sẽ làm gì để bảo vệ những lợi ích mà bạn cóp nhặt được. Vấn đề tôi trình bày có hữu ích với bạn không? Và tôi nghĩ rằng một ngày bạn trở thành ông chủ bạn sẽ cần đến nó.

Đó cũng chính là lý do tôi thành lập Công ty Tư Vấn Chính Phương. Nếu nói đây là sự mong đợi của mọi doanh nghiệp thì cũng chưa chính xác lắm. Vì hiện nay trên thị trường loại hình như tôi rất nhiều, sự cạnh tranh giữa các loại hình của chúng tôi như việc bạn vào siêu thị Vải để bán một mét vải vậy. Tuy nhiên, tôi có cách làm của tôi.

Và cho đến nay, chúng tôi đã mang lại nhiều giá trị từ quá trình tư vấn cũng như cung cấp dịch vụ dài hạn cho doanh nghiệp. Như sologan của công ty chúng tôi vậy “ Kiến thức chúng tôi – Giá trị thực của doanh nghiệp bạn”. Và chúng tôi nguyện đem những kiến thức và sự trải nghiệm đó để làm điều tốt nhất cho doanh nghiệp bạn.

Vì sao tôi đặt tên công ty tôi là Chính Phương, nó cũng giống như cái tên của một đứa bé mới sinh ra, mà cha mẹ gửi gắm vào đó bao điều, hy vọng, tin tưởng và một hoài bão về tương lai của nó. Và ở đây, tôi cũng vậy.

Chính trong từ chính trực, đúng đắn. Phương trong từ phương hướng. Là con đường tôi đi và mục tiêu tôi đề ra. Và tôi cũng tin rằng đó là nơi mà doanh nghiệp muốn gửi gắm và muốn chúng tôi chia sẻ gánh nặng cùng họ. Khi tôi đã đặt ra mục tiêu cho mình rồi, tôi chỉ cần thực hiện các chỉ tiêu đặt ra và cứ thẳng đường đi tới mục tiêu đó. Đó chính là thông điệp, niềm tin, và cũng là hành trình của tôi từ khi thành lập doanh nghiệp này.

Tuy nhiên, trong hành trình nào cũng có những khó khăn. Thị trường luôn luôn thay đổi, có cung ắt có cầu, và khi cung và cầu chênh lệch thì giá cả cũng thay đổi. Khi kinh tế suy thoái thì doanh nghiệp cũng có những khó khăn. Và chúng tôi cũng không ngoại lệ. Vậy khó khăn của chúng tôi là gì? Các bạn có biết không, đó là không thể tiếp cận được các bạn để chia sẻ mối trăn trở và khó khăn đó cùng các bạn. Vì ở đây tuy cung và cầu đang hiện hữu nhưng lại chưa tìm thấy nhau trong thị trường. Đó chính là điều đáng buồn của chúng tôi.

Những gánh nặng mà chúng tôi chia sẻ cùng doanh nghiệp về Luật kinh doanh, xây dựng quy trình quản lý bộ máy, tổ chức bộ máy kế toán, tư vấn thuế và các thủ tục liên quan khác. Điều quan trọng hơn là những giá trị đó sẽ được chứng minh trong một vài trường hợp cụ thể, vì chúng tôi cung cấp dịch vụ vô hình. Bạn gặp một người bán ipad bạn có thể quyết định mua ngay hoặc không khi cầm thử chiếc máy đó. Nhưng chúng tôi thì các bạn không thể, các bạn chỉ có thể thấy được qua chúng tôi và cách chúng tôi làm việc.

Thời gian của các bạn là vô giá, hãy giành những khoảng thời gian ngắn ngủi đó để làm những việc to lớn và mang thật nhiều giá trị, đừng bận tâm đến những việc nhỏ khác. Hãy giao nó lại cho chúng tôi như vậy các bạn mới tự do về thời gian và điều đó cũng có nghĩa là các bạn sẽ tự do về tài chính.

Tuy rằng trên thị trường rất nhiều loại hình này nhưng tôi rất tự hào vì con đường tôi đang đi, mỗi bước đi là một khoảnh khắc đáng ghi nhận.

Và bạn còn chần chờ gì nữa, hãy để chúng tôi thay bạn thực hiện các công việc đó trong thời gian 2 tháng để bạn có thể thấy được điều chúng tôi nói. Không có lý thuyết nào thuyết phục bằng sự trải nghiệm, chính sự trải nghiệm đó là câu trả lời thực tế nhất. Một trong những điều làm cho tôi được như ngày hôm nay là thông tin của tôi luôn rõ ràng, và dễ tìm kiếm cho các bạn. Và đó cũng chính là con người tôi.

Điều này có ý nghĩ với bạn không?

LÊ MINH QUÂN

CÔNG TY TƯ VẤN QUẢN LÝ CHÍNH PHƯƠNG

Khoi nghiep– Loại hình doanh nghiệp là vấn đề cơ bản.

– Địa điểm trụ sở, văn phòng đại diện

– Mức vốn phù hợp với đặc điểm ngành nghề

– Hồ sơ thuế – kế toán và các khoản phải nộp

-Chiến lược kinh doanh.

1.     Mỗi loại hình doanh nghiệp có một đặc điểm riêng cho loại hình đó. Theo đó, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp có tính tiên quyết trong vấn đề xây dựng thương hiệu cũng như chiến lược. Dựa vào đặc điểm của mỗi loại hình chúng ta thấy được những ưu điểm cũng như khuyết điểm của loại hình đó. Nhằm tối ưu hóa những giá trị vốn có và tăng giá trị gia tăng trong mỗi giai đoạn, người chủ doanh nghiệp cần có cái nhìn tổng thể và lâu dài cho con đường kinh doanh của mình.

Thông thường các loại hình doanh nghiệp được phân thành 05 (năm) loại cơ bản như sau:

Doanh nghiệp tư nhân.

Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty cổ phần

Công ty liên doanh

            Sự lựa chọn mỗi loại  hình như trên ảnh hưởng tới một số yếu tố mà ta có thể thấy như sau:

– Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp:

– Uy tín và sức mạnh của doanh nghiệp

– Khả năng huy động vốn theo loại hình

– Rủi ro của từng loại hình

– Thủ tục trong từng loại hình

– Bộ máy quản lý hay kết cấu doanh nghiệp

          Những ưu điểm và nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp các bạn tham khảo ở bài “Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp” Tại đây.

2.     Địa chỉ trụ sở, văn phòng đại diện luôn nhận được sự quan tâm từ phía khách hàng. Nhất là những khách hàng tiềm năng. Qua đó thể hiện được thị phần chính của doanh nghiệp cũng như thể hiện cách nhìn về thị trường của người chủ doanh nghiệp.

Một văn phòng ngay trung tâm, mặt tiền hay trong hẻm cũng tùy vào hạng mục ngành nghề của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng thể hiện được con người trong ban điều hành của doanh nghiệp đó.

 3.     Định vốn khi đăng ký kinh doanh cũng được chia làm nhiều các loại sau:

Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

Vốn pháp định: là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Tuy nhiên điều quan trọng ở đây, ngoài vốn pháp định theo pháp luật thì vốn điều lệ phù hợp với mỗi loại hình doanh nghiệp cũng góp phần quan trọng trong cái nhìn khách quan. Theo đó, mỗi loại hình doanh nghiệp phải cân nhắc trong số vốn góp này.

Từ phần vốn góp đó, các cơ quan chức năng sẽ đánh giá vào các nghĩa vụ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Cũng từ đó, người lao động an tâm hơn khi ứng tuyển vào doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với các nhà đầu tư, đối tác khi nhìn thấy số vốn điều lệ họ sẽ có quyết định đầu tư hay không vào doanh nghiệp.

4.      Hồ sơ thuế, kế toán là vấn đề khá đau đầu cho các nhà quản lý. Tuy không phải trực tiếp làm hồ sơ thuế, kế toán song người chủ doanh nghiệp cũng cần nắm được những thông tin cơ bản về thuế và kế toán.

Sau khi hoàn thành các thủ tục về đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần tiến hành những thủ tục sau đó để đi vào hoạt động. Một hệ thống sổ sách gọn gàng, dễ tìm kiếm sẽ không làm cho người chủ doanh nghiệp phải đau đầu. Mà thời gian đó để tìm những thị phần mới, những chiến lược mới.

Các thủ tục và mốc thời gian cần nhớ gồm:

Làm việc với cơ quan thuế – đây là khâu giống như làm giấy khai sinh cho một em bé vậy. Và doanh nghiệp khi sinh ra cũng cần làm khâu này.

Nộp thuế môn bài: Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh.

Các loại thuế thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, nếu doanh nghiệp phát sinh dương thì phải nộp, và ngược lại. Tuy nhiên, các hồ sơ theo tháng, quý, hay năm đều phải thực hiện dù phát sinh hay không phát sinh.

Le minh quan

LÊ MINH QUÂN

Tuân thủ pháp luật là bảo vệ chính mình

 

tuvanketoan.edu.vnTrong sách kinh tế học, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp dường như luôn được nói tới là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, rủi ro càng lớn, lợi nhuận càng cao. Theo cách hiểu đó, tối đa hóa lợi nhuận đồng nghĩa với tối đa hóa rủi ro.

Để lợi nhuận ngày càng tăng ngoài việc mở rộng thị phần hay phát triển sản phẩm thì chúng ta có các phương án khác như tiết kiệm chi phí. Chữ tiết kiệm chi phí ở đây chúng ta không nên hiểu theo nghĩa giảm chế độ cho nhân viên, cắt giảm nhân viên. Ở đây chúng ta sẽ bàn về Quản lý rủi ro.

Khi doanh nghiệp vừa bước ra kinh doanh đã năng trên mình những con bệnh (rủi ro). Các rủi ro này sẽ lớn dần theo thời gian và phát triển mạnh đến khi sức đề kháng của doanh nghiệp không còn đủ sức chống đỡ.

Trong quá trình kinh doanh có rất nhiều loại rủi ro: Rủi ro nghiệp vụ, rủi ro hoạt động, rủi ro tuân thủ, hay các rủi ro tổng thể khác như: rủi ro quản lý, rủi ro uy tín. Ở đây tôi sẽ đề cập đến loại rủi ro thường thấy tại các doanh nghiệp và cũng là rủi ro cơ bản nhất: Rủi ro hoạt động.

Rủi ro hoạt động được hiểu là loại rủi ro phát sinh từ quy trình hoạt động của doanh nghiệp hay là rủi ro hệ thống. Một doanh nghiệp đi vào hoạt động thường xây dựng cho mình những quy trình riêng. Quy trình đó có thể được thể hiện bằng văn bản như là một quy định tại một số doanh nghiệp chuyên nghiệp và cũng chỉ là lời nói qua các cuộc họp của một số doanh nghiệp không chuyên nghiệp.

Xây dựng quy trình hoạt động là bước đầu tiên doanh nghiệp phải làm khi bước ra kinh doanh. Đó là những phương pháp, bước đi và là sự quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tốt là một doanh nghiệp có quy trình hoạt động chặt chẽ, có khoa học. Mỗi giai đoạn hoạt động luôn chứa đựng những rủi ro. Một khi có quy trình chặt chẽ thì những rủi ro liên quan sẽ được hạn chế một cách thấp nhất.

Ngoài việc xây dựng quy trình chúng ta còn phải có quá trình đánh giá mức độ tự động hóa cũng như kiểm soát rủi ro của quy trình. Qua đó có phương pháp khắc phục và cải tiến.

Le minh quan

NHỮNG LƯU Ý KHI ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Chào các bạn!

Hôm nay mình chia sẻ với các bạn về những sai sót khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Giấy tờ cá nhân: Bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân đề nghị sao y không quá 03 tháng. Trường hợp nếu sao y quá 3 tháng, đề nghị xuất trình bản chính để đối chiếu.

Địa chỉ: Địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp cần có đầy đủ số nhà, đường phố/xóm/ấp/thôn, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố (phần quy định); điện thoại, fax, email, website (nếu có).

Sao y văn bản: Thể thức bản sao thực hiện theo quy định của pháp luật về sao y bản chính (quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công tác văn thư) gồm các nội dung: tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi nhận.

Đây là những vấn đề hết sức bình thường nhưng cũng dễ mắc phải nếu không chú ý.

Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

Le minh quan

HÀNG PHI MẬU DỊCH & THUẾ GTGT

Trong thời gian gần đây, có nhiều bạn hỏi các vấn đề liên quan về Thuế GTGT, chi phí được trừ đối với  Hàng hóa phi mậu dịch. Tại đây, mình chia sẻ như sau:

A. Trước tiên, Hàng hóa phi mậu dịch là gì?

Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại

(dưới đây gọi tắt là hàng phi mậu dịch) gồm:

1. Quà biếu, tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam; của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài;

2. Hàng hoá của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này;

3. Hàng hoá viện trợ nhân đạo;

4. Hàng hoá tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu của những cá nhân được Nhà nước Việt Nam cho miễn thuế;

5. Hàng mẫu không thanh toán;

6. Dụng cụ nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất, tạm nhập của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh, nhập cảnh có thời hạn;

7. Tài sản di chuyển của tổ chức, cá nhân;

8. Hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận tải đơn, hàng hoá mang theo người của người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế.

B. Vậy hàng phi mậu dịch có được khấu trừ thuế GTGT hay không?

Theo công văn Số 1136/TCT-CS thì loại hàng này không được khấu trừ thuế VAT cũng như hoàn thuế.

Kỹ Năng Làm Bài Thi

Hi bạn,

Hôm nay mình xin chia sẻ tới các bạn kỹ năng làm bài kế tóan trong kỳ thi Đại Lý Thuế hàng năm.

Chắc ai trong chúng ta cũng đã từng đi thi, có bạn đã trải qua rất nhiều kỳ thì khác nhau. Hôm nay, tại Tư Vấn Kế Toán 24H, mình xin chia sẻ cách làm bài thi Kế toán – Thuế trong khi thi Đại lý thuế.

Đọc tiếp »

NƠI CÁC BẠN CHIA SẺ

Chào bạn,

Nhằm chia sẽ những kinh nghiệm trong quá trình làm việc cũng như từ những tìm hiểu của bản thân. Đồng thời đáp ứng nguyện vọng của các bạn có nhu cầu tìm hiểu về Kế Toán – Luật Thuế.

Hôm nay, TuVanKeToan24h sẽ ra mắt các bạn để đáp ứng những nguyện vọng đó. Tại đây các bạn có thể chia sẽ những trải nghiệm của các bạn từ thực tế làm Kế toán tại các Doanh nghiệp hoặc những văn bản luật mới ra mà bạn chưa đủ điều kiện tìm hiểu.

Hãy chia sẽ những gì bạn có để bể kiến thức của các bạn ngày càng rộng thêm. Hãy là những Chuyên gia kế toán trên những cơ sở vững chắc của các nguyên lý. Và, hãy bám sát thực tế, bám sát doanh nghiệp để bạn có những ứng xử thích hợp với những biến đổi của xã hội.

Chỉ có chia sẽ mới làm bạn lớn thêm từng ngày. Và đây cũng là điều mà Ban quản trị TuVanKeToan24H muốn gửi tới các bạn!

Chúc các bạn tự trả lời được những câu hỏi của các bạn và những  câu hỏi của người khác đặt ra.

Mây thẻ